Đoàn Giáo sư đại học Stanford tới Việt Nam thảo luận về E-learning

Mới đây, tám giáo sư đầu ngành trong nhiều lĩnh vực đến từ ĐH Stanford, Mỹ đã có chuyến thăm và trò chuyện với các chuyên gia giáo dục Việt Nam. Vấn đề được đoàn giáo sư quan tâm nhất: “Đào tạo trực tuyến (E-learning) sẽ là giải pháp đột phá cho giáo dục trong tương lai”.

Từ 12/12 đến 21/12/2014 vừa qua, 8 giáo sư đầu ngành về Kinh tế, Quản trị và Công nghệ thông tin từ ĐH Stanford - Hoa Kỳ đã có chuyến tham quan nghiên cứu kéo dài 9 ngày tại VN. Đoàn giáo sư ĐH Stanford gồm các học giả: GS Lanier Benkard và GS Peter Reiss - chuyên ngành Kinh tế học; GS Ed deHaan, chuyên ngành Kế toán; GS Jeffrey Zwiebel, chuyên ngành Tài chính; GS Ron Kasznik, chuyên ngành Quản trị tài chính; GS Keith Krehbiel, chuyên ngành Khoa học chính trị và GS Yonatan Gur, chuyên ngành Công nghệ thông tin - Đại học Stanford.

Đoàn giáo sư ĐH Stanford tại Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica.
Đoàn giáo sư ĐH Stanford tại Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica.

Các giáo sư đã có một số hoạt động tại Việt Nam như: thăm Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - tìm hiểu về kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam, thăm và làm việc với Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica, trò chuyện với các chuyên gia, lãnh đạo về giáo dục.

Trao đổi với Topica, các giáo sư Stanford đặc biệt quan tâm đến ba vấn đề: tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp cao, động lực học tập và tỷ lệ giữ chân học viên, sáng tạo các công nghệ, phương pháp học mới. Đồng thời, những người thầy đến từ ngôi trường Đại học hàng đầu thế giới rất trăn trở với vấn đề: giáo dục trực tuyến tại Việt Nam có thể mang đến những lợi ích gì cho sinh viên, giúp họ tăng cơ hội có việc làm hay tìm được việc làm tốt hơn?

Đoàn giáo sư Stanford thực sự ấn tượng khi nghe Topica chia sẻ về E-learning. Sau khi tốt nghiệp với Topica, không chỉ 97% sinh viên có việc làm mà còn có 34% tìm được công việc mới ưng ý hơn. Trong đó, 100% tăng lương với mức tăng trung bình 16.1%, gấp rưỡi mức tăng lương trung bình tại VN năm 2013. Tỷ lệ giữ chân học viên sau 12 tháng là 79%, tương đương với top 4 trường đại học trực tuyến của Mỹ. Các ứng dụng học tập trên các thiết bị công nghệ công nghệ mới đều được áp dụng: Google Glass, Smartwatch, Mobile Learning, 3D Similation, IPTV…

Đoàn giáo sư ĐH Stanford thực sự ấn tượng khi nghe chia sẻ về E-learning.
Đoàn giáo sư ĐH Stanford thực sự ấn tượng khi nghe chia sẻ về E-learning.

73% lãnh đạo các trường ĐH ở Mỹ cho rằng chất lượng đào tạo E-learning ngang bằng hoặc tốt hơn đào tạo truyền thống, theo nghiên cứu của Sloan Consortium năm 2013. Theo Coursera, tổ chức đào tạo trực tuyến khởi nguồn từ Stanford và hiện nay đang được cho là đơn vị hàng đầu thế giới về E-learning, cũng đánh giá giáo dục trực tuyến sẽ đóng vai trò đột phá trong 10, 15 năm tới.

Trao đổi với phóng viên VTV tại Hội nghị kinh tế toàn cầu GES 2014, Giáo sư Edward Lazear, GS. Nhân lực và Kinh tế, ĐH Stanford, người từng đạt giải Adam Smith cho biết: Đào tạo trực tuyến đã hiện diện từ rất lâu. Tại trường tôi giảng dạy, ĐH Stanford đã dùng đào tạo trực tuyến cho giảng dạy các ngành kỹ thuật khoảng 20 năm nay. Trường kinh doanh của Stanford cũng đang bắt đầu tham gia, các đơn vị khác cũng bắt đầu tham gia. Nó là vấn đề mức độ lan tỏa, xu thế này đã bắt đầu, nó sẽ lan tỏa đến đâu chúng ta sẽ được chứng kiến trong thập kỷ tới. Tôi không hề nghi ngờ gì là E-learning sẽ là một sức mạnh tích cực, và nó sẽ cất cánh.

Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được những công việc mới ưng ý hơn.
Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được những công việc mới ưng ý hơn.

TS Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica chia sẻ: “Để phát triển và duy trì chất lương đào tạo trực tuyến cần rất nhiều nhân lực, quản lý giỏi. Hiện tại, Topica đang triển khai chương trình “Tuyển dụng 22 CEO tương lai” đợt 2 sau khi chào đón 6 quản lý trúng tuyển đợt 1. Mục tiêu là tuyển dụng 5 người bắt đầu từ vị trí Giám đốc Trung tâm, 11 Trưởng phòng và tiếp tục bồi dưỡng, thử thách để trở thành CEO, lãnh đạo các đơn vị của Topica ở Đông Nam Á, hoặc tự startup trong 5 năm tới.

Tất cả các vị trí này đều ưu tiên những người trẻ dưới 30 tuổi, có tố chất “Smart Creative” theo phong cách Google; có kinh nghiệm phù hợp, nhưng sẵn sàng xoá bỏ, học lại cách làm mới hoặc có kinh nghiệm trái ngành, nhưng sẵn sàng học kỹ năng mới. Các lãnh đạo trẻ sẽ có cơ hội được trải nghiệm 3 vị trí quản lý tại Hà Nội, TPHCM và Manila (Phillipines) trong 6 tháng đầu, trước khi chọn vị trí chính”.
 

Ứng viên gửi CV trực tiếp qua email: 22ceo@topica.edu.vn; hoặc đăng kí theo form tại website: http://22ceo.topica.vn

Hạn đăng kí: 13/01/2015 (Gia hạn đến 12h ngày 14/01 cho các ứng viên được giới thiệu hoặc có lý do chính đáng khác).

Hotline: 0913 340 789.

Thông tin về Topica: http://topica.edu.vn

Quỳnh Trang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm