1. Dòng sự kiện:
  2. Điểm chuẩn các trường đại học năm 2024

Đình chỉ công tác hiệu trưởng trường Chim Non

(Dân trí) - Chiều qua, 18/9, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Nguyễn Thị Kim Phương - Hiệu trưởng trường mẫu giáo Chim Non để làm rõ những vi phạm của trường và cá nhân bà hiệu trưởng trong việc <a href=" http://dantri.com.vn/Sukien/2006/9/141405.vip"> bớt xén khẩu phần ăn của trẻ</a>.

Theo quyết định này, bà Phương sẽ bị tạm đình chỉ công tác 30 ngày. Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hiệu phó trường mẫu giáo Chim Non sẽ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của trường trong thời gian hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Phương bị tạm đình chỉ công tác.

Được biết, trước đó UBND thành phố đã chỉ đạo Giám đốc Sở GD-ĐT và Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật vụ việc vi phạm ở trường mẫu giáo Chim Non mà báo chí nêu, báo cáo với UBND TP trước ngày 30/9.
 
Ngay khi có những thông tin về tiêu cực tại trường, UBND quận Hai Bà Trưng đã thành lập tổ công tác liên ngành để làm rõ sự việc.

 Khó quản lý việc “rút ruột” khẩu phần ăn của trẻ 

 

Đình chỉ công tác hiệu trưởng trường Chim Non - 1

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích.

Đó là thừa nhận của bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, trong cuộc trò chuyện xung quanh sự việc bớt xén khẩu phần ăn của trẻ ở các trường mầm non.

 

Bà có nhận xét gì về cách “rút ruột” khẩu phần ăn của trẻ của trường mẫu giáo Chim Non?

 

Nếu nói lộ liễu thì không phải, mà là rất tinh vi mới đúng. Mặc dù quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội rất chặt chẽ trong các khâu như tiếp nhận thực phẩm, khâu chế biến và yêu cầu phải ký “tay ba” giữa người giao hàng, tổ trưởng bếp, thanh tra, BGH nhà trường... nhưng hành động “rút ruột” ở đây là sự kết hợp của cả một nhóm người hoạt động theo kiểu “khép kín” và gian lận theo kiểu không phải ngày nào họ cũng bớt xén mà là có ngày có, có ngày không.

 

Tới đây, Sở có biện pháp nào quản lý hiệu quả hơn để ngăn chặn tình trạng bớt khẩu phần ăn của trẻ?

 

Đúng là việc này rất khó nếu như người ta cố tình làm sai (mặc dù mọi thứ đều có quy định). Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, có lẽ sắp tới Sở cũng sẽ có biện pháp để trong hệ thống giám sát khẩu phần ăn tại các trường có những thành phần luôn thay đổi và những người thuộc thành phần giám sát này sẽ luân phiên nhau để thực hiện công việc giám sát.

 

Sự gian lận, bớt xén chỉ có thể thỏa hiệp được với một nhóm chứ không thể thông đồng với tất cả nhà trường. Vì thực tế, nếu để sự việc gian lận “loang” ra cả trường thì rất dễ lộ.

 

Ở góc độ cá nhân, bà đánh giá thế nào về việc các thầy cô giáo ăn bớt đến từng miếng thịt, quả chuối của trẻ nhỏ?

 

Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm, cái đức của những người làm thầy, đặc biệt ở hệ thống giáo dục mầm non thì đó là người người hiệu trưởng. Đối với hình thức gian lận kiểu này chỉ có hiệu trưởng bật đèn xanh thì cấp dưới mới dám làm, chứ hiệu trưởng mà không bật đèn xanh thì nhân viên không ai dám làm. Theo tôi, phải xử lý thích đáng những ai có hành vi kiểu như thế này. 

 

Sự xử lý thích đáng, theo bà phải là gì?

 

Bước đầu đã có chứng cứ cho thấy có việc bớt xén khẩu phần ăn. Hiệu trưởng trường cũng đã thừa nhận. Mức độ bớt xén ra sao, phạm vi thế nào, thời gian bao lâu... thì cơ quan chức năng đang điều tra.

 

Mọi vấn đề kết luận về mức độ sai  phạm đến đâu, những ai tham gia thì chờ kết luận của thanh tra. Nhưng theo tôi, cần phải làm nghiêm mới đủ sức răn đe với các đơn vị khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Cường Thảo - Minh Hạnh