Đề xuất tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam

Lệ Thu

(Dân trí) - Ngày 6/4, Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 11 - Khóa V Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam kỳ họp thứ 11, khóa VI được tổ chức họp tại Hà Nội.

Cùng dự hội nghị có đại diện Bộ GD&ĐT, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Vụ Giáo dục thường xuyên, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng đại diện các Bộ/ngành liên quan. GS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam đã báo cáo về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021-2026.

Báo cáo công tác nhân sự điểm lại thành quả đã đạt được của Hội qua các nhiệm kỳ từ năm 1996 trở lại đây. Nhìn lại 5 nhiệm kỳ, thường trực Trung ương Hội nhận định: Các đồng chí Chủ tịch Hội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động của Hội, những thành quả đạt được của nhiệm kỳ trước đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhiệm kỳ sau, nhiệm kỳ sau đã tiếp thu và phát huy hơn nữa các thành quả của nhiệm kỳ trước.

Cả 4 nhà lãnh đạo 5 nhiệm kỳ qua (Nguyễn Lân, Vũ Oanh, Nguyễn Mạnh Cầm và Nguyễn Thị Doan) đều là những nhà lãnh đạo, có uy tín cao trong xã hội, đã nỗ lực không ngừng và hoạt động tâm huyết, có đạo đức trong sáng. Đây là yếu tố cốt lõi tạo nên những thành công của Hội.

Đề xuất tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam  - 1
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị cũng nêu rõ các tiêu chuẩn lựa chọn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021 -2026 về mặt vị thế xã hội, trình độ khoa học, đạo đức và lối sống; sức khỏe tinh thần và thể chất.

Thường trực Trung ương Hội nhìn nhận các điều kiện và nhận định các đồng chí có đủ năng lực, uy tín và sức khỏe để tiếp tục tham gia lãnh đạo công tác Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021 - 2026, từ đó lập danh sách để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ban Thường vụ đã thống nhất báo và thảo luận về việc thực hiện giới thiệu nhân sự phù hợp cho lãnh Ban chấp hành.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: "Hội nghị đã giúp chúng ta nhìn lại công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm. Trong 6 tháng cuối năm, thời gian không còn nhiều, nhiệm vụ đề ra cho Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học các cấp cần phải tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ mới và hoàn thành kế hoạch đề ra.

Đề xuất tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam  - 2

Cũng trong khuôn khổ cuộc họp, Hội thảo hướng dẫn triển khai thí điểm xây dựng mô hình Công dân học tập được diễn ra. Hội thảo đã tổng hợp ý kiến của đại diện các địa phương về việc triển khai thí điểm mô hình Công dân học tập và giới thiệu bảng tự kê khai, cho điểm. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan bày tỏ sự trân trọng tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp.

Đề xuất tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam  - 3

Trước đó, vào chiều 5/4, tại Phủ Chủ tịch, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ thân mật đại diện Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao hoạt động của Hội khuyến học Việt Nam, chúc mừng và biểu dương những thành tựu mà Hội khuyến học đã đạt được. Chủ tịch nước nhấn mạnh, hệ thống giáo dục của nước ta thời gian qua đã có nhiều thành tựu xuất sắc đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Hội khuyến học Việt Nam.

Trên tinh thần này Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hội khuyến học Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt đề án về giáo dục đào tạo để nền giáo dục nước nhà thực sự là quốc sách và là nền tảng cho sự phát triển của đất nước; tiếp tục phát huy, củng cố hoạt động của hội khuyến học các cấp.

Để xây dựng được xã hội học tập, Hội Khuyến học cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương, tổ chức kinh tế, xã hội và cả hệ thống chính trị. Từng người dân và mỗi cá nhân trong hệ thống chính trị cũng cần nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong xây dựng và phát triển xã hội học tập.

Đích đến cuối cùng của xã hội học tập là tạo công bằng, xóa rào cản và mở rộng cơ hội để mọi người dân được tiếp cận giáo dục và học tập suốt đời.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm