Dấu mốc ấn tượng của "hệ sinh thái giáo dục Viettel"
(Dân trí) - Gần 400.000 tài khoản giáo viên, 3,4 triệu tài khoản học sinh, với hơn 100 triệu lượt truy cập sau hơn 10 tháng hoạt động là những con số mà K12Online đạt được. Đó là một sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực giáo dục mang thương hiệu Viettel.
Hệ thống quản lý học - thi online toàn trình đạt 100 triệu lượt truy cập trong vòng chưa đầy một năm
Hai năm qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Viettel đã chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực, cùng toàn ngành Giáo dục đảm bảo mục tiêu kép "Tạm dừng đến trường, không ngừng việc học". Một số nền tảng dạy - học trực tuyến đã được Viettel nghiên cứu và phát triển liên tục các nền tảng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng và đạt được những dấu mốc tăng trưởng ấn tượng.
Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát năm 2021, hệ thống quản lý học và thi trực tuyến K12Online hỗ trợ khởi tạo tài khoản cho gần 400.000 giáo viên và 3,4 triệu học sinh đến từ 35.000 cơ sở giáo dục thuộc 63 tỉnh/thành phố; Kho học liệu lên tới 2,5 triệu học liệu, bao gồm bài giảng, bài kiểm tra, lớp học ảo; Đồng hành cùng 4.000 cuộc họp trực tuyến, 600 hội nghị trực tuyến các cấp và hơn 243.000 lớp học ảo.
Số lượt truy cập đồng thời vào hệ thống luôn duy trì ở mức 146.000 người dùng, có lúc lên tới 289.000 người truy cập đồng thời. Sau chưa đầy một năm đi vào sử dụng, hệ thống đã cán mốc 100 triệu lượt truy cập.
Có thể nói, K12Online là một trong số ít hệ thống e-learning do người Việt làm chủ công nghệ và hướng tới đối tượng giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đạt được những con số ấn tượng này.
25.000 trường học sử dụng hệ thống quản lý SMAS
Viettel đã cung cấp hệ thống quản lý SMAS cho các Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo và nhiều trường từ cấp mầm non đến cấp phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên để thực hiện các nghiệp vụ quản lý xoay quanh giáo viên và học sinh. Đến nay, hơn 25.000 trường học từ 63 tỉnh/thành phố đã sử dụng hệ thống này.
Đồng hành cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên, Viettel đã hỗ trợ chương trình ETEP & Dự án RGEP
Trong đó, chương trình ETEP (Enhancing Teacher Education Program) hướng tới mục tiêu phát triển các trường đại học sư phạm được lựa chọn và cơ quan quản lý giáo dục để tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, thông qua phát triển nghề nghiệp theo nhu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới văn bản, toàn diện giáo dục.
Dự án RGEP (Renovation of General Education Project) có cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục & Đào tạo, được đồng hành bởi Ngân hàng Thế giới với mục tiêu hỗ trợ hiệu quả công tác đổi mới giáo dục phổ thông, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong hơn 1 năm qua, Viettel đồng hành cùng các trường Sư phạm tổ chức tập huấn thành công 4 module với tổng số 30 nghìn giáo viên cốt cán, cùng 4.200 cán bộ quản lý cốt cán tham gia tập huấn. Hệ thống cũng ghi nhận số lượng giáo viên đại trà tham gia tập huấn lên tới 600.000 người.
Đặc biệt, đồng hành cùng chương trình thay sách giáo khoa lớp 1, trong năm 2020, Viettel đã miễn phí toàn bộ Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường tiểu học cho 210.000 giáo viên được thụ hưởng chương trình tài trợ.
Đối với Dự án RGEP dành cho tổ trưởng chuyên môn, 2 module đã được tổ chức thành công, ghi nhận số tổ trưởng chuyên môn tham gia lên tới 13.000 người.
Hệ thống phục vụ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng
Đối với kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, trong 3 năm liên tiếp, Viettel đã đồng hành và hỗ trợ thành công 3 triệu thí sinh với 9 triệu lượt nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Hệ thống cho phép quản lý thống nhất toàn bộ dữ liệu các khâu chính trong một kì thi THPT quốc gồm: Quản lý hồ sơ đăng kí, tổ chức thi, quản lý kết quả thi, xét tuyển tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ thay thế cho công tác quản lý thủ công và phân tán trước đây. Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tập trung và trực tuyến, đảm bảo tính chính xác, minh bạch, cập nhật và đồng bộ.
Cổng thông tin điện tử Portal và Cơ sở dữ liệu ngành
Là trung tâm của hệ sinh thái, Cổng thông tin điện tử (Portal) và Cơ sở dữ liệu ngành được đồng bộ xuyên suốt từ cấp Bộ, xuống Sở, Phòng, Trường. Với công nghệ SSO (Single Signed on), người dùng chỉ cần 1 tài khoản duy nhất để đăng nhập vào các phần mềm tích hợp trong cùng hệ sinh thái giáo dục như phần mềm quản lý nhà trường SMAS, Hệ thống K12Online... Đến nay, Viettel đã triển khai cơ sở dữ liệu ngành tới gần 10.000 trường trên cả nước và cung cấp phần mềm Cổng thông tin điện tử Portal. 19.000 trường học trên 61 tỉnh/thành phố.
Như vậy, không chỉ tham gia vào lĩnh vực đang phát triển "nóng" như dạy học trực tuyến, Viettel còn cung cấp tạo ra hệ sinh thái phong phú cho ngành giáo dục như quản lý nhà trường, phát triển chất lượng giáo viên, phục vụ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Luôn đồng hành cùng ngành giáo dục, trong nhiều năm qua, Viettel đã miễn phí triển khai 32.000 đường truyền Internet cho các cơ sở giáo dục trên toàn quốc, trong đó có 100% trường học tại vùng sâu vùng xa. Trao tặng 126 tỷ đồng cho quỹ học bổng "Vì em hiếu học" nhằm hỗ trợ học sinh vượt khó vươn lên.
Đồng thời, Tập đoàn Viettel đã công bố ủng hộ 37.000 máy tính; miễn phí 4GB/ngày trong 3 tháng cho 1 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc; miễn phí 100% phí truy cập và sử dụng Mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy trong chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Tất cả những thành quả cho một hệ sinh thái giáo dục số toàn diện mà Viettel triển khai xây dựng cho ngành giáo dục thời gian gần đây không chỉ bắt nguồn từ những dự án tham vọng được thực hiện trong 2 năm Covid. Từ năm 2014, Viettel đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo nhằm triển khai nhiều giải pháp về giáo dục, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số toàn ngành. Những dấu mốc ấn tượng trong suốt 7 năm qua đã chứng tỏ hệ sinh thái giáo dục của Viettel luôn không ngừng mở rộng và tiếp tục lớn mạnh.