Cộng đồng thực hành RMIT xây dựng năng lực số cho mảng giáo dục đại học

Trường Thịnh

(Dân trí) - Đại học RMIT và các trường đại học Việt Nam hợp tác đáp ứng nhu cầu giáo dục của người học trong kỷ nguyên số.

Đại học RMIT ra mắt Cộng đồng thực hành với sự tham gia của những người làm công tác giáo dục từ nhiều trường đại học ở Việt Nam, nhằm mục tiêu thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, học tập trong thời đại số.

Năm nay, Cộng đồng thực hành RMIT đã tổ chức chuỗi hội thảo về học trực tuyến trong kỷ nguyên số nhằm xây dựng năng lực số cho ngành giáo dục đại học Việt Nam.

Buổi hội thảo đầu tiên tổ chức vào tháng 3 tập trung xem xét những lỗ hổng kiến thức số, rào cản và cơ hội với các công nghệ mới nổi, lỗ hổng trong lực lượng lao động, làm thế nào để các tổ chức giáo dục có thể hỗ trợ điều này.

Cộng đồng thực hành RMIT xây dựng năng lực số cho mảng giáo dục đại học - 1
Cộng đồng thực hành cho giáo dục đại học kiến tạo văn hóa xuất sắc và hợp tác, không ngừng tập trung đáp ứng nhu cầu giáo dục của người học (Ảnh: RMIT).

Qua 4 tháng, người tham dự đến từ 11 trường đại học trong nước đã tham gia loạt hội thảo và chia sẻ mối quan tâm chung cùng nhau phát triển, gồm thiết kế học tập kỹ thuật số, thu hút sinh viên tham gia, nâng cao chất lượng bài giảng, quy trình và quy định giảng dạy trực tuyến, đánh giá năng lực sinh viên.

Nhờ đó, người tham gia có được cái nhìn toàn diện về học tập tích hợp và tiếp xúc với quan điểm và cách làm khác nhau từ đồng nghiệp.

Bà Lương Thị Hồng Gấm, đến từ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, bày tỏ niềm vui với cơ hội được tham gia Cộng đồng thực hành.

Cộng đồng thực hành RMIT xây dựng năng lực số cho mảng giáo dục đại học - 2
Bà Lương Thị Hồng Gấm (trái) đến từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM (Ảnh: RMIT).

"Nhờ có Cộng đồng thực hành, tôi đã kết nối được với đồng nghiệp từ các trường đại học khác và học hỏi cách vận hành các buổi học trực tuyến hiệu quả hơn. Tôi có thể chia sẻ kiến thức này với đồng nghiệp của mình và ứng dụng chúng vào công việc hiện tại", bà Hồng Gấm nói.

Tổng giám đốc RMIT Việt Nam, Giáo sư Claire Macken cho biết, bà vui mừng khi chứng kiến Cộng đồng thực hành bước sang năm hoạt động thứ ba, sau khi thay đổi đáng kể về quy mô và mở rộng thành phần tham dự sang đối tác mới đến từ nhiều trường khác, trong đó có những trường là quán quân về bền vững ở Việt Nam.

Cộng đồng thực hành RMIT xây dựng năng lực số cho mảng giáo dục đại học - 3
Tổng giám đốc RMIT Việt Nam, Giáo sư Claire Macken (Ảnh: RMIT).

"Đây là minh chứng cho cam kết của chúng tôi nhằm chứng tỏ sức mạnh các mối quan hệ mà nhà trường đã gầy dựng được, nêu bật việc hợp tác và cộng tác trong nhiều lĩnh vực mới và mới nổi, đồng thời tôn vinh niềm đam mê chung và văn hóa của các thầy cô", Giáo sư Macken cho biết.

Giáo sư Macken cũng cho biết thêm, RMIT tin tưởng vào chiến lược "Biến tri thức thành hành động - cùng nhau kiến tạo tác động tích cực". Thành công chung của việc hợp tác là thay đổi cuộc đời cá nhân, cộng đồng và các thế hệ tương lai. Mục tiêu là tập trung sử dụng kiến thức, kỹ năng và năng lực để tạo khác biệt lên thế giới. Đó là lý do RMIT đặt tên cho chiến lược của nhà trường là "Biến tri thức thành hành động".

Việc hợp tác với đối tác và các bên liên quan là một trong nhiều cách RMIT có thể đem đến giá trị cho cộng đồng mà nhà trường đang thực hiện.

Giám đốc phụ trách sinh viên, Phó giáo sư Seng Kiat Kok chia sẻ: "Chúng tôi xây dựng cầu nối giữa các cơ sở giáo dục, giúp các thầy cô và lãnh đạo các trường thiết lập quan hệ và kiến tạo cơ hội. Điều này giúp nuôi dưỡng sự trao đổi phong phú về kiến thức, chuyên môn và hiểu biết văn hóa, mang lợi ích đến cho cả hai quốc gia, đồng thời thúc đẩy một cộng đồng học tập toàn cầu phát triển".

Cộng đồng thực hành RMIT xây dựng năng lực số cho mảng giáo dục đại học - 4
Giám đốc phụ trách sinh viên RMIT Việt Nam, Phó giáo sư Seng Kiat Kok (giữa) (Ảnh: RMIT).

Người tham dự còn có cơ hội thảo luận về những sáng kiến và hợp tác trong tương lai nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam và thắt chặt mối quan hệ giữa RMIT và các trường đại học trong nước.

Các buổi hội thảo này nối tiếp sáng kiến mà trường đưa ra vào năm 2020 với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các chuyên gia giáo dục Australia và Việt Nam trong học tập số.

Đóng góp này góp phần tăng cường hơn nữa tác động và ảnh hưởng của RMIT trong việc triển khai xuất sắc trong giáo dục đại học và học tập tích hợp, hỗ trợ mảng giáo dục Việt Nam thúc đẩy học tập kỹ thuật số trong tương lai.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm