Chuẩn đầu ra của chương trình tiếng Anh tích hợp

Trường Thịnh Đan Thụy

(Dân trí) - Do khung chương trình tiếng Anh tích hợp được "tích hợp" giữa khung chương trình quốc gia và khung chương trình quốc tế, theo đó học sinh sẽ đạt được tổng hòa các kiến thức và kỹ năng của cả hai khung chương trình.

Chuẩn đầu ra của chương trình tiếng Anh tích hợp - 1

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM - thầy Nguyễn Văn Hiếu cùng Tổng Lãnh sự Anh tại TPHCM - ông Ian Gibbons tham dự Lễ tốt nghiệp và trao chứng chỉ năng lực quốc tế của Pearson cho các học sinh chương trình THAT.

Cụ thể, khi tham gia chương trình tiếng Anh tích hợp (TATH), học sinh sẽ được đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đầu ra của hai khung chương trình: Khung chương trình giáo dục phổ thông quốc gia Việt Nam (khung chương trình quốc gia) và khung chương trình giáo dục chuẩn quốc tế (khung chương trình quốc tế) được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực phổ thông của một trong những hội đồng khảo thí uy tín nhất thế giới là Pearson - Hội đồng Khảo thí lớn nhất Vương quốc Anh.

Học sinh sau khi hoàn thành mỗi cấp học sẽ có cơ hội thi để lấy chứng chỉ năng lực phổ thông của cả hai chương trình. Học sinh được đánh giá tốt nghiệp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhận bằng tốt nghiệp cho mỗi cấp học.

Ngoài ra, học sinh sẽ có cơ hội dự thi để lấy các chứng chỉ quốc tế tương ứng cho mỗi cấp học, bao gồm chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel iPrimary khi kết thúc cấp tiểu học, chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel iLowerSecondary khi kết thúc cấp THCS và chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel IGCSE khi kết thúc cấp THPT. Các chứng chỉ này thuộc bộ chứng chỉ năng lực phổ thông quốc tế của Tập đoàn Giáo dục Pearson. Đây là hội đồng khảo thí lớn nhất Vương quốc Anh, với hơn 150 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục quốc tế, và được thay mặt Bộ Giáo dục Anh tổ chức hơn 9 triệu bài thi hàng năm.

Các chứng chỉ iPrimary, iLowerSecondary và IGCSE của Pearson được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, giúp mở ra cho học sinh của chương trình TATH nhiều cơ hội và lựa chọn cho con đường học tập tương lai.

Bên cạnh đó, cuối cấp THPT, học sinh của chương trình TATH có thể tham dự kỳ thi ACT - kỳ thi đầu vào đại học phổ biến nhất của Hoa Kỳ. Chuẩn năng lực tuyển sinh đại học ACT được công nhận bởi toàn bộ 100% các trường đại học tại Hoa Kỳ. Trong đó có các trường đại học danh tiếng như Harvard, Yale, MIT (Mỹ), hoặc đại học Oxford, Manchester (Anh)…

Chuẩn đầu ra của chương trình tiếng Anh tích hợp - 2
Mẫu chứng chỉ năng lực phổ thông quốc tế cấp THCS của Tập đoàn Giáo dục Pearson - Hội đồng Khảo thí lớn nhất Vương quốc Anh.

Thực tế triển khai chương trình TATH trong những năm học qua cho thấy thành quả rất tích cực khi học sinh của chương trình đã đạt được những kết quả học tập vô cùng đáng khích lệ. Ví dụ như trong năm học 2020-2021 vừa qua, tất cả 100% học sinh đăng ký xét điểm lấy chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel IGCSE (cấp THPT) đều có kết quả Đạt cho tất cả các môn tiếng Anh, Toán và Khoa học và đã lấy được chứng chỉ quốc tế.

Cụ thể, trong các năm học 2017-2018 và 2018-2019 (những lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp cuối cấp của chương trình TATH), có những học sinh của chương trình đã đạt kết quả tốt nhất trên toàn quốc, toàn khu vực và toàn thế giới trong kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế của Hội đồng Khảo thí Pearson Edexcel. Đây là một minh chứng rõ ràng và chân thực rằng học sinh của chương trình TATH không những có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khung chương trình giáo dục phổ thông quốc gia mà còn có thể đạt được những kết quả học tập tốt nhất khi so sánh với các bạn bè đồng trang lứa trên toàn thế giới.

Để có thể đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy không chỉ do chương trình TATH có một khung chương trình giáo dục chất lượng quốc tế mà còn có công rất lớn nhờ vào chuyên môn của đội ngũ chuyên gia thiết kế chương trình và những phương pháp giảng dạy tiên tiến của các giáo viên nước ngoài của EMG Education. Những phương pháp giáo dục tiên tiến nhất, có thể kể đến phương pháp CLIL (Content Language Integrated Learning - phương pháp Giảng dạy tích hợp nội dung và ngôn ngữ), phương pháp giảng dạy phân loại học sinh theo trình độ và phong cách học tập (differentiation), phương pháp phân tầng kiến thức (scaffolding), phương pháp kết hợp giữa học tập theo vấn đề (problem-based learning), học tập theo dự án (project-based learning), học tập theo nhóm (collaborative learning) và học tập gợi mở, kích thích tư duy (enquiry-based learning), các mô hình giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm (student-centered learning), phương pháp phát triển kỹ năng tư duy cấp độ cao (higher order thinking skills), phương pháp giảng dạy tương tác (interactive teaching), cách tiếp cận kiến thức tích hợp liên môn (interdisciplinary cross-curricular approach) cũng như ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) trong giảng dạy,... được áp dụng một cách hài hòa xuyên suốt quá trình học tập, giúp nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy.

Phụ huynh cần lưu ý khi cho con em tham gia chương trình tiếng Anh tích hợp

Thứ nhất, chương trình TATH yêu cầu học sinh cần có một nền tảng ngoại ngữ tốt và khả năng học các môn học như Toán và Khoa học bằng tiếng Anh, đặc biệt nếu học sinh không tham gia theo học chương trình từ sớm. Do đó, những học sinh bắt đầu tham gia chương trình giữa cấp học sẽ có thể gặp những khó khăn nhất định để theo kịp nội dung bài học.

Ngoài ra, yêu cầu học sinh cần có sự tích cực tham gia trong giờ và thói quen học tập chủ động, tương tác nhiều dạng hoạt động khác nhau, từ tự học học, đến học tập và làm việc theo nhóm. Phụ huynh cần quan tâm, khích lệ và đồng hành để các em làm quen với phương pháp học tập đặc biệt trong giai đoạn đầu khi mới tham gia chương trình.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm