Chưa chốt phương án đổi mới thi 2015
(Dân trí) - Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố 3 phương án tổ chức kì thi quốc gia, tại hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014, nhiều ý kiến khác nhau về 3 phương án, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Bộ GD-ĐT cần thận trọng, lắng nghe ý kiến rộng rãi”.
Lê Hồng Sơn GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM đồng tình ủng hộ thực hiện phương án 1 là vẫn thi theo môn học truyền thống với 8 môn thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải bắt buộc thi 4 môn, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số 5 môn thi còn lại. Ngoài 4 môn này, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác để sử dụng kết quả vào việc tuyển sinh ĐH-CĐ. Dự kiến các năm sau năm 2015 sẽ có thể bổ sung thêm các môn thi như giáo dục công dân, công nghệ, tin học và môn ngoại ngữ sẽ là môn thi bắt buộc.
Ông Sơn cho rằng, năm 2015 nên thực hiện theo phương án 1.
Theo ông Sơn, với phương án 2, nên thực hiện trong năm 2016, đáp ứng kịp trong đổi mới để làm sao có sự chuẩn bị của học sinh, giáo viên. Còn phương án 3 nên để tổ chức rút kinh nghiệm, ra được bài tích hợp để tích hợp nhiều môn nhưng phương án này thực hiện phải có sự chuẩn bị cụ thể. Nên thực hiện từng bước một.
Đại diện Sở GD-ĐT Cần Thơ chọn phương án 1 và tổ chức trong năm tới, đảm bảo cho các em giảm áp lực số môn thi tốt nghiệp. Các em chọn vào ĐH thì đăng ký môn và lựa chọn thi theo trường. Lúc đó, các thầy cô giáo, tâm lý phụ huynh, học sinh không bị đảo lộn. Đến năm 2017, chương trình mới là chương tình tích hợp , khi các thầy cô giáo và học sinh đã học tích hợp thì thi như đổi mới sẽ tốt hơn. Trong 3 năm tới nên chọn phương án 1.
Bạn đồng ý theo phương án thi nào trong số 3 phương án tổ chức kì thi quốc gia do Bộ GD - ĐT vừa mới công bố tại hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014? | ||||||||
| ||||||||
Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng: “Cá nhân tôi thấy phương án 2 triệt để nhất nhưng nếu thực hiện luôn sẽ gây sáo trộn. Nhưng năm 2015 vẫn thực hiện phương án 1, đến năm 2016 thực hiện phương án 2 và 2020 thực hiện phương án 3.
Không bắt học sinh thi hết các môn!
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, Bộ GD-ĐT và các lãnh đạo Sở GD-ĐT cần phân tích kỹ tổ chức 2 kỳ thi được gì? Tổ chức 1 kỳ thi được gì? Về đổi mới thi, chúng ta phải đổi mới, làm nghiêm túc, trách nhiêm, trung thực. Tất cả những đổi mới nếu khó khăn cho ngành Giáo dục nhưng có lợi cho xã hội thì vẫn nên làm. Nếu cảm thấy một kỳ thi bớt được tốn kém cho xã hội, cho các gia đình, tiệm cận được với mục tiêu đổi mới, thì phải quyết tâm và phải đổi mới quyết liệt, đi đến cùng.
Phó Thủ tướng cho rằng, phương án 1, phương án 2 thực chất là 1 phương án chỉ khác ở chỗ thi theo môn thi hay theo bài thi. Thay vì các cháu tự chọn thi theo môn thi hay bài thi. Phương án 3 là học gì thi nấy. Các bài thi hiện tại chưa có gì liên quan tới thay đổi nội dung chương trình học. Điều quan trọng nhất ở các trường đại học cần gì ở kỳ thi phổ thông để đáp ứng.
“Với các phương án này, hoàn toàn không có việc tổng điểm bao nhiêu, trượt bao nhiêu, Bộ GD-ĐT đã cung cấp cho xã hội một số đo trình độ kiến thức chung của học sinh, công khai cả nước cùng biết, trên cơ sở đó các trường lựa vào danh sách sơ tuyển, tạo nhiều cơ hội cho học sinh, nhất là học sinh nghèo. Đây là một điểm rất tốt ta cần bàn” – Phó Thủ tướng cho hay.
Đồng thời, Phó thủ tướng Đam cũng lưu ý Bộ GD-ĐT cần thận trọng, lắng nghe ý kiến rộng rãi, có thể sẽ không chỉ có 3 phương án đã đề xuất mà còn có thể có những phương án khác, hợp lý hơn, khả thi hơn. Nhưng dù là phương án nào thì cũng phải dựa vào nguyên tắc không được tách rời chương trình SGK, mục tiêu giáo dục, định hướng đổi mới giào dục căn bản, toàn diện đang được triển khai. Các ý kiến góp ý đổi mới thi phải có phân tích đừng nói theo cảm tính. Bộ GD-ĐT phải có quan điểm và nghiêng về phương án nào? Và phải có thuyết trình trước xã hội