Chính sách thu hút nhân lực nước Úc đối với học sinh Việt Nam

Đối với du học sinh Việt Nam có lợi thế về khoa học tự nhiên, việc đẩy mạnh phát triển STEM đem lại nhiều cơ hội về học tập, làm việc, nhập cư tại Úc, đây là điểm hết sức thuận lợi cho sinh viên Việt Nam.

Vì sao Úc là đất nước có nền kinh tế và giáo dục phát triển

Úc thuộc trong top 10 các quốc gia tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi và đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia dân số cao có nền kinh tế phát triển. Kinh doanh tại Úc có phần dễ dàng hơn so với các nước trong khu vực lân cận, nhờ vào luật bảo vệ doanh nghiệp rõ ràng và chính thống. Vì thế, môi trường kinh doanh tại quốc gia này rất lành mạnh, an toàn và cạnh tranh. Với tốc độ phát triển kinh tế ổn định khoảng 3,5%/năm trong vòng hơn 20 năm qua, lạm phát thấp và ổn định (2,5%/năm trong vòng 15 năm gần đây), Úc đang được coi là nền kinh tế mở nhất trên thế giới, phát triển năng động bậc nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Úc có một khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, một thị trường lao động năng động và một khu vực thương mại rất có tính cạnh tranh.


Nước Úc xinh đẹp với nền kinh tế năng động

Nước Úc xinh đẹp với nền kinh tế năng động

Đó chính là nhờ sách lược của chính phủ Úc, phát triển đất nước dựa trên việc xây dựng nền giáo dục hiện đại và bài bản, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề phục vụ cho phát triển đất nước, có đến 40% lao động tại Úc có trình độ cao hoặc tốt nghiệp từ thạc sĩ trở lên.

Nước Úc làm gì để thu hút sinh viên quốc tế?

Phát triển kinh tế chính là nhờ chính sách giáo dục, chính vì thế nước Úc luôn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút sinh viên quốc tế theo học:

- Tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm tăng thu nhập: Chỉ cần có visa sinh viên tại Úc, du học sinh hoàn toàn có thể đi làm việc để trang trải chi phí. Chính phủ Úc cho phép sinh viên làm việc 40h/2 tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong thời gian nghỉ (các kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ..). Đây chính là điều kiện để du học sinh nâng cao kỹ năng, tăng cường mối quan hệ, trải nghiệm môi trường làm việc, kiếm thêm thu nhập, mức lương tối thiểu làm thêm tại Úc là 10 AUD/1h. Việc tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm là giải pháp hoàn hảo để bù đắp lao động thời vụ, lao động bán thời gian với chi phí thấp của chính phủ Úc.

- Được ở lại 2 – 4 năm sau khi tốt nghiệp: Để phục vụ nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế ngày càng phát triển, Úc có những chính sách hấp dẫn để thu hút sinh viên nước ngoài ở lại Úc làm việc và định cư. Nếu như tại các quốc gia châu Âu sau khi học xong, muốn ở lại sinh viên phải ngay lập tức xin được việc làm thì tại Úc, chỉ cần tốt nghiệp các chương trình đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ với thời gian 2 năm trở lên, các bạn sẽ được ở lại từ 2-4 năm. Sau thời gian này, sinh viên có thể ở lại làm việc tiếp hoặc về nước làm việc, đây cũng là thời gian giúp các bạn đạt được các mục đích như: tích lũy kinh nghiệm làm việc quốc tế, “thu hồi vốn” đã bỏ ra cho các năm học, có được trải nghiệm trong vai trò người đi làm để nhìn nhận rõ hơn cơ hội và đưa ra quyết định phù hợp cho tương lai của mình

- Được đưa người phụ thuộc sang sinh sống trong thời gian học tập: Vợ/chồng và con sẽ được xét visa phụ thuộc theo loại visa và bậc xét visa của sinh viên quốc tế. Điều đó có nghĩa là, nếu sinh viên được hưởng bậc xét visa ưu tiên thì người phụ thuộc cũng được hưởng loại visa này. Cũng theo quy định từ chính phủ Úc, nếu sinh viên học chương trình cao đẳng, đại học thì vợ/chồng của sinh viên sẽ được phép làm thêm 40h/2 tuần; nếu sinh viên học chương trình thạc sĩ trở lên thì vợ/chồng sẽ được phép làm toàn thời gian. Đối với con của du học sinh cũng nhận được nhiều ưu đãi, tùy theo chính quyền từng bang và chương trình học mà du học sinh đó theo học. Đặc biệt là bang Tây Úc với chính sách miễn toàn bộ học phí cho con của du học sinh theo học chương trình thạc sĩ trở lên.

3. Dựa vào đâu để chọn ngành nghề phù hợp để định cư tại Úc?

Năm 2015-2016, Úc công bố danh sách ngành nghề đủ điều kiện Định cư diện tay nghề SOL (Skilled Occupations List) với nhiều điểm đáng chú ý như:

Loại ngành Quy hoạch vùng và đô thị (Urban and Regional Planner) ra khỏi danh sách SOL. Bổ sung ngành thợ mộc (Cabinetmaker), thợ gò (Panelbeater) đầu bếp (Chef), thợ nề (Bricklayer), Thợ lát tường và sàn (Wall and Floor Tiler) vào danh sách SOL với số lượng thư mời được cấp tối đa; 161364 chỉ tiêu là tổng hạn mức trần thư mời nhập cư cho lao động có tay nghề tại Úc trong năm 2015 – 2016, tăng gần 4% so với 155.302 chỉ tiêu của năm trước. Trong đó, hạn mức trần của các ngành nghề trong SOL cũng có sự biến động lớn. Trong top 10 ngành giảm mạnh nhất, chủ yếu là các ngành khối dịch vụ như: Kế toán (từ 5.478 chỉ tiêu, còn 2.525 chỉ tiêu, giảm 2.953 chỉ tiêu); Y tá (từ 15.042 chỉ tiêu, còn 13.872 chỉ tiêu, giảm 1.170 chỉ tiêu); Kiểm toán (từ 1.188 chỉ tiêu, còn 1.000 chỉ tiêu, giảm 188 chỉ tiêu)….Trong top 10 ngành tăng mạnh nhất, chủ yếu là các ngành khối kỹ thuật, giáo dục như: Thợ cơ khí (từ 644 chỉ tiêu, lên 6.108 chỉ tiêu, tăng 5464 chỉ tiêu); Thợ mộc (mới bổ sung vào SOL, 1.530 chỉ tiêu); Thợ gò (mới bổ sung vào SOL, 1134 chỉ tiêu); Thợ kim khí (từ 6.816 chỉ tiêu, lên 8.070 chỉ tiêu, tăng 1.234 chỉ tiêu); Thợ điện (từ 7.854 chỉ tiêu, lên 8.772 chỉ tiêu, tăng 918 chỉ tiêu); Giáo viên mần non (từ 1.404 chỉ tiêu, lên 5.130 chỉ tiêu, tăng 666 chỉ tiêu); Giáo viên trung học (từ 7.002 chỉ tiêu, lên 8.352 chỉ tiêu, tăng 1.350 chỉ tiêu)…

Tham khảo thêm danh ngành nghề ưu tiên định cư: https://www.border.gov.au/Trav/Work/Work/Skills-assessment-and-assessing-authorities/skilled-occupations-lists/SOL

Những thay đổi về ngành nghề và hạn mức trần thư mời nhập cư của mỗi ngành phản ánh bức tranh chính sách kinh tế và nhân lực hiện nay của Úc. Điều này chính là sự thuận lợi cho du học sinh Việt Nam bởi Úc cần sự đa dạng nghành nghề trong phát triển kinh tế

Nếu phân chia các ngành nghề trong xã hội hiện nay, có thể chia thành bốn khối chính như sau:

- Khối Sociology – Xã hội học: Là khối tạo ra triết lý quản lý xã hội.

- Khối STEM (Science – Khoa học; Technology – Công nghệ; Engineering – Kỹ thuật; Mathematics – Toán): Là khối tạo ra sản phẩm, giá trị gốc cho xã hội

- Khối Service – Dịch vụ: Là khối tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội (hay còn gọi là tối đa hoá giá trị cho sản phẩm của khối STEM)

- Khối R&D (Research & Development – Nghiên cứu và phát triển): Là khối có mặt tại tất cả 03 khối kể trên, tạo ra sự thúc đẩy phát triển của các khối nói riêng và của xã hội nói chung.

Như vậy để phát kinh tế luôn phát triển bền vững và thu hút được nguồn nhân lực chất lương cao, nước Úc cần có sự cân đối giữa bốn khối ngành kể trên. Tại Úc hiện tại, khối STEM còn phát triển chưa tương xứng để quốc gia này có được sự chủ động cần thiết trong phát triển kinh tế. Vì vậy việc bổ sung ngành nghề, tăng hạn mức trần thư mời nhập cư cho các ngành kỹ thuật, công nghệ trong danh sách SOL của năm tài chính 2015-2016 cho thấy sự điều chỉnh đáng chú ý của chính phủ Úc trong phát triển khối STEM.


Nhóm ngành STEM là lợi thế cho du học sinh Việt Nam định hướng định cư tại Úc

Nhóm ngành STEM là lợi thế cho du học sinh Việt Nam định hướng định cư tại Úc

Đối với du học sinh Việt Nam có lợi thế về khoa học tự nhiên, việc đẩy mạnh phát triển STEM đem lại nhiều cơ hội về học tập, làm việc, nhập cư tại Úc, đây là điểm hết sức thuận lợi cho sinh viên Việt Nam.

Mọi thông tin về chính sách định cư của chính phủ Úc và cách chọn ngành nghề du học để tỉ lệ Visa cao tại Úc mời quý phụ huynh, các em học sinh tham dự hội thảo

“Chính sách thu hút nhân lực nước Úc đối với sinh viên Việt Nam”

Hội thảo được tổ chức tại 2 TP lớn:

Tại Hà Nội:

Thời gian: 9:00, thứ 7 ngày 12/12/2015

Địa chỉ: Tòa nhà EduViet Global 129 Phan Văn Trường, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: (04) 730.86.000 – nhánh 2. Hotline: 0985.701.001

Tại TP. HCM:

Thời gian: 9:30, thứ 7 ngày 12/12/2015

Địa chỉ: Lầu 2, 68B Nguyễn Văn Trỗi, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

ĐT: (08) 730.86.000 – nhánh 2. Hotline: 0906.34.12.13

Để đăng ký tham dự hội thảo:

Cách 1: Gọi đến số ĐT hoặc Hotline tại nơi tổ chức

Cách 2: Đăng ký Online trực tiếp tại địa chỉ: http://eduvietglobal.vn/form-dang-ky-evg/?post_id=24145

Lưu ý: Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí. Quý phụ huynh, các em học sinh được cung cấp đầy đủ thông tin trong hội thảo.