Chi phí, visa, và điều kiện sinh hoạt du học Mỹ

Hiện nay nhu cầu đi du học ở nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng rất cao. Tuy nhiên, việc xin visa vào Mỹ là một việc rất khó khăn. Nếu không chuẩn bị kỹ hồ sơ cũng như có sự tư vấn trước, học sinh sinh viên rất khó có khả năng tự xin được visa.

Phí visa: 160 USD

 

Lệ phí an ninh (SEVIS): 200 USD cho visa F1 (thị thực sinh viên) và 180 USD cho visa J1 (thị thực trao đổi du học sinh)

 

Hình thức xét cấp visa du học: phỏng vấn trực tiếp và thông báo kết quả tại chổ. Visa sẽ được gửi bảo đảm về địa chỉ đăng ký qua đường bưu điện (EMS) trong thời gian 1 – 3 ngày làm việc sau ngày phỏng vấn.

 

Chuẩn bị phỏng vấn du học Mỹ

 

Khi trả lời phỏng vấn xin visa du học Mỹ, trước tiên bạn cần chú tâm trình bày về chương trình và kế hoạch học tập phải tương thích với nội dung trong thư mời nhập học.

 

Chi phí, visa, và điều kiện sinh hoạt du học Mỹ



Thông thường, du học sinh sẽ trình bày kế hoạch học tập từ 6-12 tháng tiếng Anh, thời gian học tiếng Anh có thể rút ngắn hoặc lâu hơn sau khi nhà trường ở Mỹ đã kiểm tra trình độ tiếng Anh.

 

Sau đó học vào ngành chính: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… của hai năm cao đẳng và hai năm đại học hoặc là vào thẳng bốn năm đại học. Với các giấy tờ liên quan tới học vấn, thu nhập, tài chính, tài sản…, bạn chia ra từng nhóm, bỏ trong từng bìa hồ sơ riêng theo thứ tự để khi người phỏng vấn hỏi tới loại giấy tờ nào bạn nhanh chóng trình ra vì họ không có nhiều thời gian, tránh đưa thừa các giấy tờ.

 

Khi bạn đã giải trình một cách thuyết phục mục tiêu du học là chính đáng, học xong sẽ quay về thì bạn có thể hi vọng về kết quả bước đầu công việc. Không thể có một công thức chung cho tất cả các cuộc trả lời phỏng vấn vì mỗi hồ sơ du học đều có đặc điểm riêng, không giống nhau nên phải biết vận dụng cách làm từng hồ sơ cho phù hợp.

 

Đặc thù của lĩnh vực du học là mỗi hồ sơ phải đạt được giá trị chuyên sâu và chính xác trên từng chi tiết (một hồ sơ du học có rất nhiều chi tiết). Vì vậy, khi bạn đã tự mình thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ theo ý muốn mà vẫn chưa an tâm, nếu cảm thấy cần thiết thì có thể gặp chuyên viên tư vấn của đơn vị chuyên về du học Mỹ để họ trợ giúp bạn hoàn thành hồ sơ và hướng dẫn kỹ năng trả lời phỏng vấn.

 

Vài điều cần lưu tâm trước khi bước vào phỏng vấn

 

 

 

Luôn giữ được trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái, không tự gây áp lực tâm lý bằng những suy diễn nội tâm căng thẳng, biết tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi.

 

Xem lại một lần cuối những giấy tờ phải mang theo có bị thiếu sót hay không và toàn bộ hồ sơ phải là bản chính.

 

Trang phục và phong cách cần đơn giản, không cầu kỳ, phải phù hợp với HSSV.

 

Có một thực tế cũng cần phải biết là cho dù chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ đạt yêu cầu nhưng vì thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng nên nhiều bạn đã vô tình tạo sự nghi ngờ nơi người phỏng vấn về mục đích chuyến du học, chính điều tình ngay lý gian này dễ dẫn tới thất bại cho cuộc phỏng vấn.

 

Trong tình huống này nếu muốn tái phỏng vấn, bạn có thể tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn để thiết lập lại mọi việc chuẩn xác hơn, mở ra cơ hội cho lần phỏng vấn sau.

 

Để cấp thị thực cho bạn, viên chức Lãnh sự phải hài lòng về 3 điểm sau:

 

Thứ nhất, bạn có phải là một học sinh, sinh viên nghiêm túc hay không? Viên chức Lãnh sự Mỹ sẽ xem xét kết quả học tập của bạn ở Viêt Nam và kế hoạch học tập sắp tới của bạn tại Mỹ để biết được ý định đi du học của bạn là thật sư hay không. Bạn phải sẵn sàng trả lời với Viên chức Lãnh sự những câu hỏi như lý do bạn chọn trường này học, chuyên ngành dự định học của bạn là gì và kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào. Hãy mang theo đầy đủ học bạ của các năm học, kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT, TOEFL (nếu có).

 

Thứ hai, liệu bạn có đủ khả năng tài chính cho việc học của mình hay không? Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải chứng minh rằng người tài trợ cho bạn có khả năng chi trả cho việc học và ăn ở của bạn Cơ hội của bạn sẽ cao hơn nếu cha mẹ của bạn tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác không phải cha mẹ bạn tài trợ cho bạn, bạn cần giải thích lý do vì sao người đó muốn tài trợ cho bạn.

 

Thứ ba, bạn phải chứng minh rằng bạn sẽ quay trở về Việt Nam sau khi học xong. Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các Viên chức Lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên xin thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục được với Viên chức Lãnh sự rằng họ không có ý định đó.

 

Chi phí sinh hoạt và học tập

 

Tùy theo từng trường đại học mà bạn lựa chọn, chi phí có thể rất cao, nhưng cũng có thể rất thấp.Thông thường chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào danh tiếng của từng trường. Thông thường chi phí để theo học một khóa cử nhân tại Mỹ khoảng 20,000 – 30,000 USD. Trong năm học đại cương đầu tiên không được phép đi làm. Ngoài tiền học phí, ăn ở, đi lại… bạn còn phải đóng những khoản tiền khác của trường quy định, tiền sách vở, phương tiện máy tính và các đồ dùng học tập khác, tiền này lên tới vài trăm USD/năm. Hầu hết sinh viên thường ở trong ký túc xá của trường trong năm đầu. Học bổng rất ít, nếu có thì chỉ là khoản tiền rất nhỏ không đáng kể so với số tiền bạn phải chi trả.

 

Theo Tiin