CEO Nguyễn Thu Thủy: “Chúng tôi đồng hành cùng trẻ em Việt Nam để giúp các em trở thành những công dân toàn cầu trong kỷ nguyên 4.0”

Khái niệm “Công dân toàn cầu” được nhắc đến thường xuyên trong những năm gần đây. Xu thế toàn cầu hóa với sự phổ cập những giá trị cơ bản cả trong đời sống kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho tuổi trẻ Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng bà Nguyễn Thu Thuỷ - Giám đốc điều hành Học viện Phát triển Cá nhân PDI.

Chúng tôi đến học viện phát triển Cá nhân PDI vào những ngày đầu xuân năm mới Mậu Tuất 2018, mặc dù là những ngày đầu tiên đi làm sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán nhưng khung cảnh ở PDI hiện ra trước mắt chúng tôi là không khí làm việc hăng say và tập trung cao độ của từng thành viên Học viện. Bà Nguyễn Thu Thuỷ - Giám đốc điều hành Học viện phát triển Cá nhân PDI đón tiếp chúng tôi bằng nụ cười tươi sáng, vóc dáng nhanh nhẹn toát lên trong thần thái của một CEO nữ đầy năng động và nhiệt huyết. Chúng tôi mở đầu cuộc trò chuyện bằng những chia sẻ của bà Nguyễn Thu Thuỷ về Học viện PDI từ những ngày đầu thành lập cho tới ngày hôm nay.

Bà Nguyễn Thu Thuỷ - Giám đốc điều hành Học viện Phát triển Cá nhân PDI.
Bà Nguyễn Thu Thuỷ - Giám đốc điều hành Học viện Phát triển Cá nhân PDI.

Đặc biệt, trong cuộc trò chuyện, bà Nguyễn Thu Thuỷ đã nói với chúng tôi: “Tôi không muốn nói nhiều về Học viện của mình. Điều tôi mong mỏi nhất là từng chương trình đào tạo do Học viện PDI thiết kế và giảng dạy sẽ giúp trang bị cho từng em nhỏ Việt Nam những kỹ năng thiết yếu để các em có được kiến thức, tính tự chủ và thái độ sống tích cực để trở thành các công dân toàn cầu trong tương lai, hội nhập cùng thế giới”.

Thưa bà, gần đây chúng ta được nghe nói nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới việc giáo dục trẻ em kỹ năng trở thành “Công dân toàn cầu”. Theo bà, khái niệm “Công dân toàn cầu” được định nghĩa bằng các tiêu chí cụ thể như thế nào?

Trước tiên chúng ta cần phải hiểu “Cuộc cách mạng” ở đây dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự áp dụng những thành tựu đột phá gần đây về công nghệ thông tin, vật lý, sinh học… để làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt của đời sống xã hội. Lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em lứa tuổi Tiểu học, THCS nói riêng cũng không ngằm ngoài vùng ảnh hưởng đó. Khi mỗi bạn trẻ Việt Nam có hoài bão lớn, tư duy và tầm nhìn rộng mở thì chính các bạn đó sẽ là những “công dân toàn cầu”. Những “Công dân toàn cầu” là những người không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà c̣òn góp phần giúp cho sự phát triển chung của cộng đồng thế giới và tôn vinh giá trị bản sắc riêng của đất nước, dân tộc mình. Chính vì vậy, khái niệm “Công dân toàn cầu” được cụ thể hoá trên 3 tiêu chí:

Kiến thức, tri thức: trẻ em cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng vững chắc về các lĩnh vực cơ bản ở giai đoạn giáo dục cơ sở và lĩnh vực chuyên môn ở giai đoạn giáo dục cấp cao.

Kỹ năng sống: song song với việc trau dồi kiến thức, các em cần trang bị và rèn luyện thường xuyên các kỹ năng để vận dụng, khai thác nguồn kiến thức hiệu quả vào thực tế giúp các em đạt được các mục tiêu trong cuộc sống.

Thái độ sống: thái độ sống tích cực và tự chủ trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội sẽ là một yếu tố song hành không thể thiếu trong hành trang dẫn tới con đường thành công của những công dân toàn cầu tương lai.

Theo bà, hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo giúp cho trẻ em Việt Nam có được đầy đủ 3 tiêu chí trên?

Việt Nam chúng ta có một hệ thống giáo dục với bề dày lịch sử lâu đời giúp cung cấp cho các em học sinh những kiến thức nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập, trẻ em cần được trang bị thêm những kỹ năng thực tế thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khoá, các chương trình đào tạo bổ trợ ngoài nhà trường,

Trên thế giới, các tổ chức giáo dục với các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng cho trẻ em như: chương trình đào tạo phát triển nhân cách, phát triển các kỹ năng xã hội, phát triển kỹ năng sinh tồn… đã trở nên rất phổ biến và phát triển rộng rãi từ nhiều năm trước đây. Tại Việt Nam, trong khoảng 5 năm trở lại đây, các chương trình đào tạo bổ trợ ngoài nhà trường mới được xuất hiện và phát triển một cách rộng khắp. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển của ngành giáo dục nói chung và việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, để có thể đi vào hiệu quả và thực chất luôn cần có sự đầu tư và tâm huyết của các tổ chức giáo dục giúp cho trẻ em Việt Nam có thêm nhiều cơ hội được học tập, rèn luyện thường xuyên trong suốt quá trình trưởng thành của các em.

Với vai trò là giám đốc điều hành của Học viện Phát triển Cá nhân PDI, bà và các cộng sự của mình đã làm gì để giúp đào tạo nên những “công dân toàn cầu” tương lai?

Ở thế hệ chúng tôi, trường học là nơi duy nhất để lĩnh hội kiến thức, tri thức. Giáo dục trẻ em lúc đó chỉ gói gọn trong khái niệm học tập tại trường học. Những chương trình đào tạo kỹ năng sống hoàn toàn xa lạ với chúng tôi. Chính vì vậy, tinh thần và thái độ sống của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự định hướng của gia đình, sự phân tích, đánh giá của cha mẹ.

Trong thời đại công nghệ 4.0, kiến thức rất rộng mở, trẻ em có rất nhiều cách để lĩnh hội kiến thức như học tại trường học chính quy hoặc thông qua nhiều hình thức khác. Thành viên sáng lập PDI đều là những người đã có thời gian dài sống và học tập tại nước ngoài ở các quốc gia như Anh Quốc, Mỹ... do vậy chúng tôi ý thức và nhận thức rõ sự thiếu hụt kĩ năng sống đã khiến chúng tôi vô cùng khó khăn khi hội nhập vào môi trường nước ngoài để học tập và làm việc.

Học viện PDI ra đời với mong muốn đồng hành cùng trẻ em Việt Nam, những chương trình đào tạo của chúng tôi được ra đời bằng sự tâm huyết với mong muốn giúp cho các em học viên có cơ hội được rèn luyện, trải nghiệm và ứng dụng kiến thức vào đời sống. Giúp cho các em học viên ngay từ những năm tháng đầu đời làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống để từ đó hình thành tư duy độc lập, hội nhập cùng thế giới.

Những chương trình PDI thiết kế không chỉ dừng lại ở những kĩ năng cụ thể cho học viên mà chúng tôi đồng hành cùng với sự phát triển toàn diện của các em cả về trí tuệ, thể chất và tinh thần. Cùng với gia đình của các em học viên, PDI luôn theo sát từng bước trưởng thành của các học viên, tạo nền tảng để các em trở thành những cá nhân: tự tin - tự lập - sáng tạo - sống thân thiện với môi trường và có trách nhiệm trong xã hội.

Hiện tại, các chương trình đào tạo của PDI đang được triển khai như thế nào?

Cơ sở giáo dục nền tảng của chúng tôi là phương pháp giáo dục trải nghiệm và lấy cảm hứng từ phong trào hướng đạo sinh - một phong trào giáo dục tự phát trên khắp thế giới với mục đích trang bị những kĩ năng sống thiết yếu, thích nghi và ứng phó trong mọi tình huống cuộc sống, đồng thời bồi đắp nhân cách và thái độ sống tích cực, chủ động và có trách nhiệm. PDI chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục con người, lấy con người làm trung tâm. Đối tượng học viên là các em học sinh từ 7 - 15 tuổi, là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất lẫn trí tuệ, là lứa tuổi có thể tiếp thu tối đa các kiến thức và kỹ năng, từ đó hình thành nên con người trưởng thành toàn diện. PDI áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, sáng tạo để mang đến hiệu quả cao nhất cho đối tượng được giảng dạy. Học viên sẽ liên tục được trải nghiệm, thực hành, trau dồi kỹ năng và được giao lưu trong cộng đồng bao gồm các thành viên của chính PDI.

PDI tập trung truyền tải cho các em những giá trị tinh thần cốt lõi của cuộc sống. Đó là Yêu thương - Chia sẻ - Đoàn kết - Tôn trọng - Trách nhiệm. Tất cả được chúng tôi cụ thể hoá trong các chương trình hoạt động của PDI:

Các khóa đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em Chương trình trại hè kỹ năng tại 3 quốc gia: Anh Quốc, Singapore, Việt Nam Dịch vụ tham vấn tâm lý dành cho trẻ em và phụ huynh Chương trình Hội viên PDI.

Bà có thể chia sẻ rõ hơn về những chương trình đào tạo trên?

Các khóa đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em: chúng tôi hướng tới mục tiêu giúp cho các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng sinh tồn và các kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống thông qua các nội dung đào tạo như: đào tạo kỹ năng an toàn, kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng sinh tồn trong tự nhiên ứng dụng các môn vật lý, hoá học, sinh học vào cuộc sống. Khi tham gia các chương trình đào tạo trên rèn luyện cho các em tính tự chủ, tinh thần làm việc nhóm và kỹ năng sinh thích nghi mọi hoàn cảnh sống.

Chương trình trại hè kỹ năng do PDI tổ chức hướng tới mục tiêu trang bị cho các em học viên kiến thức và kỹ năng sống để chuẩn bị tốt nhất cho việc hội nhập cùng thế giới, bước đệm quan trọng trở thành “công dân toàn cầu” trong tương lai. Thông qua chương trình học tại Anh quốc, Singapore và Việt Nam, mỗi em học viên nắm đầy đủ các kỹ năng, kiến thức để tự chủ và hội nhập.

Dịch vụ tham vấn tâm lý dành cho trẻ em và phụ huynh của PDI là một nội dung đặc biệt do trực tiếp những chuyên gia tâm lý của PDI thực hiện và theo sát đồng hành cùng các em học viên và gia đình các em. Chúng tôi ý thức sâu sắc rằng để các em có được thái độ sống tích cực, tư duy làm chủ, thì chúng ta cần hỗ trợ để các em có được tâm lý vững vàng, đồng hành cùng với các em và gia đình để giải quyết triệt để những vấn đề tâm lý gây cản trở tới sự phát triển của các em.

Và với Chương trình Hội viên PDI, chúng tôi hướng tới mục tiêu tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp cho các em giao lưu học hỏi lẫn nhau, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách và giá trị sống, cùng khám phá và bộc lộ chính mình. Chúng tôi đồng hành cùng sự trưởng thành của trẻ em Việt Nam.

PDI - các khóa học kĩ năng cho học sinh

Với vai trò là CEO của Học viện Phát triển Cá nhân PDI và cũng là một phụ huynh đang có con đang ở độ tuổi phát triển nhân cách, bà có lời khuyên gì dành cho các phụ huynh để giúp các con trở thành các “Công dân toàn cầu” tương lai?

Cá nhân tôi cảm thấy thực sự may mắn vì đã được thừa hưởng sự giáo dục nghiêm khắc và sát sao cũng như định hướng của gia đình, giúp trang bị cho tôi rất nhiều kiến thức và kỹ năng vào đời. Tuy vậy, khi tốt nghiệp đại học và vào làm việc thực tế tôi thấy mình còn thiếu rất nhiều kỹ năng thực tiễn ngoài kiến thức được trang bị tại trường. Tôi mất khoảng vài năm sau đó để bổ sung các kỹ năng làm việc cũng như trong cuộc sống và để lựa chọn một hướng đi phù hợp với mình. Rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình cũng như những bạn bè cùng thế hệ của tôi, tôi cùng những cộng sự của mình thành lập Học viện Phát triển Cá nhân PDI trước tiên chính là giúp con em chúng tôi có cơ hội được phát triển bản thân toàn diện thông qua các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống do PDI tổ chức.

Không những thế, tôi cũng thấy rằng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thế giới đang có những bước tiến nhảy vọt trên tất cả các lĩnh vực, trẻ em hoàn toàn có thể chủ động lĩnh hội kiến thức qua rất nhiều phương thức học tập khác nhau. Tuy nhiên, việc giúp các em thực sự làm chủ kiến thức, sử dụng kiến thức một cách linh hoạt trong cuộc sống với một tâm thế vững vàng, thái độ sống tích cực, tự tin bước vào đời chính là trách nhiệm cao cả cuả các bậc phụ huynh đồng thời cũng là sứ mệnh của chúng tôi.

Tôi hi vọng các phụ huynh Việt Nam hãy chủ động và sát sao hơn trong việc đồng hành cùng sự phát triển của con mình thông qua việc hỗ trợ các con lựa chọn chương trình học phù hợp, lắng nghe ý kiến của các con từ đó có định hướng cho sự phát triển của các con trong tương lai.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

Tâm Đan

Học viện phát triển cá nhân PDI:

Địa chỉ: Phòng A25, Tầng 2, Toà nhà 25T2, Cụm N05, Đường Hoàng Đạo Thuý, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 088 858 0055

Webite: http://www.pdi.edu.vn