Cách lựa chọn ngành học để không tụt hậu sau khi ra trường

Trường Thịnh

(Dân trí) - Nhiều phụ huynh, học sinh có xu hướng chọn ngành học đang "hot" ở thời điểm hiện tại. Điều này có thể mở ra cơ hội việc làm trước mắt, nhưng không hẳn là lựa chọn bền vững cho tương lai.

Chọn học ngành "hot" có phải là ngành phù hợp?

Theo báo cáo "Tương lai việc làm" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), có tới 50% người lao động toàn cầu sẽ cần được đào tạo lại kỹ năng vào năm 2025 vì sự thay đổi của thị trường và công nghệ. Điều này cho thấy, dù bạn có chọn đúng ngành đang thịnh hành trong thời điểm hiện tại thì cũng cần phải học hỏi liên tục vì sau tốt nghiệp, mọi thứ có thể thay đổi hoàn toàn.

Một ngành đang bùng nổ hôm nay có thể trở nên bão hòa hoặc ít hấp dẫn hơn chỉ sau vài năm. Công nghệ số, AI, tự động hóa đã khiến cho nhu cầu tuyển dụng giảm, nhiều ngành phải thay đổi, thậm chí biến mất.

Cách lựa chọn ngành học để không tụt hậu sau khi ra trường - 1

Chọn ngành nên phù hợp với tính cách, sở thích, thế mạnh, năng lực cá nhân và môi trường làm việc.

Vậy làm sao để chọn ngành học khôn ngoan? Theo các chuyên gia giáo dục, để có quyết định đúng đắn, phụ huynh, học sinh đừng chỉ nhìn vào chọn ngành "hot" mà nên chọn phù hợp với tính cách, sở thích, thế mạnh, năng lực cá nhân và môi trường làm việc mà các em thực sự mong muốn.

Một ngành học phù hợp không phải là ngành đang nổi trên mạng xã hội hay được quảng bá rầm rộ…. Đó là ngành nằm ở điểm giao thoa của ba yếu tố cốt lõi trong mô hình 3 vòng tròn, còn gọi là thuyết con nhím của Jim Collins:

Sở thích (Interest): Làm điều gì xuất phát từ sở thích, đam mê sẽ giúp bạn có động lực học hỏi, cống hiến và trở thành người giỏi nhất, có khả năng thích ứng với bất cứ sự thay đổi nào của thị trường lao động.

Theo nghiên cứu của Gallup, chỉ 15% người lao động trên thế giới cảm thấy thực sự gắn bó, đam mê với công việc đang làm. Lý do phổ biến là không được làm những điều mình thích. Nếu chọn ngành chỉ vì nhu cầu thị trường, sau này có thể kiếm được tiền, nhưng mỗi ngày đi làm sẽ là một ngày mệt mỏi.

Năng lực (Ability): Con bạn giỏi điều gì?. Có những tố chất, kỹ năng nào nổi bật? Năng lực là yếu tố giúp con phát triển, thành công, tạo ra giá trị thực sự trong nghề nghiệp đã chọn.

 Nhiều khảo sát về nhân sự cho thấy, các nhà tuyển dụng đánh giá cao nhân sự có kỹ năng thích nghi, bộ kỹ năng tư duy (tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề…).

Nhu cầu thị trường (Market Demand): Đây là yếu tố không nên bỏ qua vì giúp cho mình có nhiều cơ hội việc làm, phát triển sự nghiệp. Chạy theo thị trường mà bỏ quên sở thích, năng lực, con bạn dễ rơi vào trạng thái "làm để sống", chứ không phải "sống để làm". Nghiên cứu của Deloitte từng chỉ ra rằng, mức độ gắn kết và hài lòng của nhân viên giảm sút đáng kể khi không thấy công việc của mình có ý nghĩa, không hạnh phúc dù có mức lương cao.

Cách UWE Bristol Việt Nam giúp sinh viên không tụt hậu sau ra trường

Đại học Tây Anh Quốc (UWE Bristol Việt Nam) là trường thuộc Top 24 đại học tại Anh theo The Guardian Rankings 2023. Chương trình liên kết quốc tế tại Việt Nam khuyến khích phụ huynh và học sinh cân nhắc kỹ lưỡng cả ba yếu tố: sở thích - năng lực - nhu cầu thị trường khi lựa chọn ngành học, đồng thời phải tham khảo viễn cảnh phát triển nghề nghiệp trong hiện và tương lai.

Cách lựa chọn ngành học để không tụt hậu sau khi ra trường - 2

Sinh viên UWE Bristol Việt Nam tham gia trải nghiệm ở nước ngoài.

Đại diện UWE Bristol Việt Nam cho rằng, nếu chỉ chăm chăm vào việc học ngành đang "hot", mà không xét đến yếu tố sở thích, năng lực chẳng khác việc đang học cách viết bằng tay trái dù thuận tay phải. Điều này sẽ vừa khó khăn, không hiệu quả và không tìm được hạnh phúc khi theo học. Ngược lại, có đam mê và năng lực, dù ngành học không nằm trong "top hot trend" (thịnh hành) vẫn có thể chủ động tạo ra cơ hội riêng, linh hoạt chuyển hướng trong lĩnh vực liên quan.

UWE Bristol Việt Nam hướng tới việc giúp các em trở thành người dẫn dắt xu hướng thông qua nền tảng kiến thức vững vàng, kỹ năng toàn diện và tư duy sáng tạo. Sinh viên sẽ được tiếp cận với thị trường lao động thông qua các kỳ thực tập, thực tế ngay từ năm đầu học.

Cách lựa chọn ngành học để không tụt hậu sau khi ra trường - 3

Sinh viên UWE Bristol Việt Nam được đào tạo nền tảng kiến thức vững vàng, kỹ năng toàn diện và tư duy sáng tạo.

Ngoài ra, các em được trang bị các kỹ năng cần thiết cho công việc như kỹ năng mềm, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng sử dụng công nghệ… Từ đó, tạo nền tảng vững chắc cho hành trình nghề nghiệp mà không bị tụt hậu về sau và giúp các em thấy được niềm vui, ý nghĩa trong công việc về sau.

TS Đồng Xuân Đảm - Giám đốc điều hành Đại học Tây Anh Quốc, cơ sở tại Đại học Phenikaa cho hay: “Học sinh nên tham khảo các trang web trên thế giới nhằm xác định đặc điểm tính cách để chọn ngành học cho phù hợp. Chọn ngành học trên cơ sở chủ động khám phá đam mê của bản thân và tham khảo xu hướng, triển vọng nghề nghiệp của thế giới, từ đó xây dựng con đường sự nghiệp của riêng mình. Đó chính là nền tảng để các em phát triển bền vững và hạnh phúc trong tương lai”.

UWE Bristol đang nhận hồ sơ xét tuyển, chi tiết xem tại:

Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhuwebristolphenikaacampus

Hotline: 0981 324 886

Địa chỉ: tầng 1, nhà A10, Đại học Phenikaa, phố Nguyễn Trác, phường Dương Nội, Hà Nội.