Cách dạy học Ngữ văn mới

Cùng một mô-tip “mẹ ghẻ - con chồng”, nếu người Mỹ dạy tác phẩm “Lọ Lem” giúp học sinh rút ra 6 bài học: cần đúng giờ; ăn mặc lịch sự; tự yêu thương bản thân; cần có bạn bè; yêu thương người thân; biết giành cơ hội, thì chúng ta xưa nay dạy “Tấm Cám” - chỉ gói gọn trong 1 bài học: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)


Đã đến lúc phải thay đổi nhanh, mạnh và toàn diện cách khai thác bài giảng để giúp sinh viên, học sinh Việt Nam phát triển tư duy, mở rộng tầm nhìn, vận dụng kiến thức đa ngành để nhìn nhận các vấn đề xã hội… từ đó, người học có thể rút ra bài học cho bản thân, biết tự điều chỉnh để hoàn thiện nhân cách, trau dồi kỹ năng sống, tuân thủ pháp luật...

Nhấn mạnh điều này, là cán bộ giảng dạy lâu năm, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực sư phạm tiểu học, THCS, THPT cho địa phương, cô Trần Thị Ánh Thu - Trường ĐH Khánh Hòa - chia sẻ cách dạy mới để nhanh chóng thay đổi cách khai thác bài giảng Ngữ văn khá đơn điệu, phiến diện hiện nay. Chia sẻ thú vị này được cô Thu thể hiện trong tham luận tại hội thảo “Về chất lượng giáo dục phổ thông” năm 2017.

Bài viết chỉ ra cách dạy Ngữ văn bằng phương pháp vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức các ngành khoa học mà cụ thể ở đây là 12 ngành khoa học như: Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học, Pháp luật, Đạo đức, Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, Công tác xã hội, Ngôn ngữ học tri nhận, Dụng học và thực tế cuộc sống.

Từ đó, dẫn dắt người học cùng tham gia khám phá, tìm hiểu tác phẩm thông qua hệ thống câu hỏi mở, có đích hướng của người dạy khiến bài giảng trở nên cuốn hút, lớp học trở nên sôi động, tác phẩm văn học được khai thác sâu, rộng.

Hiệu quả của bài giảng không chỉ giúp người học thấy được giá trị của tác phẩm văn học mà còn thấy được giá trị văn hóa – xã hội – giáo dục, giá trị hiện đại, tính thời sự của nó, từ đó khẳng định sức sống mãnh liệt của văn học dân gian trong lòng dân tộc.

Ví dụ: Khi giảng dạy học Văn học dân gian Việt Nam, với cách dạy xuyên môn, liên môn, cô Trần Thị Ánh Thu đã dẫn dắt sinh viên cùng khai thác được hơn 10 tầng ý nghĩa, rút ra hơn 10 bài học từ truyện Tấm Cám hay truyện Cây khế...

Ví dụ 1: Cách dạy truyện cổ tích Tấm Cám

Câu hỏi

Lĩnh vực khoa học

Thầy (hỏi)

Trò (trả lời)

Bài học/

Ý nghĩa giáo dục

1

Xã hội

Lịch sử

Địa lý

Vì sao truyện có tên là Tấm Cám?

Cha mẹ đặt tên con dân dã, gần gụi đời sống.

Nhắc nhở cội nguồn: Dân tộc Việt Nam có nền văn minh lúa nước lâu đời. (= Lọ Lem Cinderella – Mỹ)

2

Pháp luật

Vì sao Tấm bị ngược đãi?

Tấm là con ghẻ.

Cân nhắc trước khi quyết định ly hônàCon chung hạnh phúc hơn.

3

Xã hội

Tâm lý

Vì sao mẹ con con Cám ngăn Tấm đi dự lễ hội?

Vì ích kỷ, vì ghét và coi thường Tấm.

Trên đường đời, có rất nhiều chông gai cản bước: ích kỷ, đố kỵ...

4

Đạo đức

Tâm lý

Vì sao Tấm khóc?

Diễn biến tâm lý của Tấm qua các lần bị hại?

1/ bị lừaà mất cá.

2/ cá bống bị giếtà buồn, thương.

3/ nhặt thóc trộn gạoàtủi.

4/ không có quần áo đẹp để đi hội.

Cần phản ứng khi bị ngược đãi.

Không cam chịu bất công, vô lý.

5

Đạo đức

Vì sao Tấm đến được lễ hội?

Có ông Bụt giúp.

Mơ ước của nhân dân: Ở hiền gặp lành

Sống tốt sẽ có bạn tốt, người tốt giúp đỡ.

6

Công tác xã hội

Vì sao ông Bụt giúp Tấm?

Vì thương người bất hạnh.

Cần hỗ trợ, chung tay giúp người yếu thế trong xã hội.

7

Tâm lý

Vì sao Hoàng Tử tới trò chuyện thân mật với Tấm, thích Tấm?

Vì Tấm đẹp, Tấm tự tin, Tấm mặc quần áo đẹp…

Cần tự thể hiện, cần chỉn chu, lịch sự, xinh đẹp trước tập thể. Biết yêu quý bản thân.

8

Xã hội

Vì sao Tấm không bị mẹ con con Cám phát hiện là đã đến dự tiệc, đã gặp Hoàng tử?

Mẹ con con Cám chủ quan, khinh địch.

Yếu tố thành công: Đúng giờ, biết giữ bí mật, biết tự bảo vệ, biết nắm cơ hội.

9

Giáo dục đạo đức

Vì sao Cám không được Hoàng tử đoái hoài?

Vì Hoàng tử không yêu.

Hôn nhân không có tình yêu thì không hạnh phúc.

10

Xã hội

Giáo dục

Vì sao Tấm bị mẹ con con Cám giết?

Vì muốn Cám thành Hoàng hậu.

Trong xã hội đầy rẫy bất công, đầy rẫy kẻ xấu, họ muốn giành phần hơn mọi nơi, mọi lúc kể cả hại người.

11

Giáo dục pháp luật

Đạo đức

Nếu là mẹ của Cám, em có lập mưu giết Tấm không?

Có/ Không…

Không gây tội ác.

Không vi phạm pháp luật. Sống theo pháp luật.

Cạnh tranh lành mạnh

12

Tâm lý

Logic học

Mụ dì ghẻ có phải là người mẹ xấu không?

Vừa xấu vừa tốt: Xấu với Tấm.

Tốt với Cám.

Khi đánh giá, cần có cái nhìn tổng thể, toàn diện, tránh phiến diện.

13

Tâm lý

Vì sao Tấm được hóa kiếp nhiều lần?

Thể hiện ước mơ: người tốt không thể chết.

Kẻ thù không từ thủ đoạn nào để hại người tốt.

14

Đạo đức

Vì sao Tấm chọn bà cụ bán nước chè?

Bởi bà hiền lành, lương thiện, sống một mình.

Sống tốt ắt có bạn tốt.

15

Đạo đức

Vì sao Hoàng tử tìm được Tấm?

Con ngựa báo tin.

Vì Tấm têm trầu đẹp.

Yêu lao động, chăm chỉ, khéo tay tạo ra sản phẩm tốt è Hạnh phúc.

16

Tâm lý

Pháp luật

Đạo đức

Vì sao Tấm phản kháng ngày càng mạnh: Dọa khoét mắt à Giết Cám à Trả thù mẹ Cám?

Căm thù cao độ phải vùng lên đấu tranh, làm cách mạng, đổi đời.

Có áp bức có đấu tranh.

Ác giả ác báo.

Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

Ví dụ 2: Cách dạy truyện Cây khế

Câu hỏi

Lĩnh vực khoa học

Thầy (hỏi)

Trò (trả lời)

Bài học/

Ý nghĩa giáo dục

1

Xã hội học

Lịch sử

Địa lý

Vì sao tác giả chọn cây khế để làm tên truyện?

Loại cây gần gụi với đời sống nhân dân lao động Việt Nam.

Nhắc nhở cội nguồn: Nước Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hoa quả miền nhiệt đới: khế, me, ổi... (Quê hương là chùm khế…)

2

Thi pháp học

Văn bản học

1/Xác định thời gian, không gian của truyện Cây khế?

2/Tại sao tác giả dân gian không đặt tên riêng cho nhân vật?

1/-Không gian trần thế (cuộc sống thực thời phong kiến tại miền Bắc Việt Nam)

-Không gian siêu thực (chim phượng hoàng biết nói).

2/Đại từ phiếm chỉ chỉ hiện tượng phổ biến trong xã hội.

- Xã hội phong kiến Việt Nam đầy rẫy bất công, nhân dân lao động muốn vươn lên đổi đời.

3

Tâm lý xã hội

Vì sao người em bị ngược đãi?

-Người em vốn hiền lành, trọng tình nghĩa, bị yếu thế.

- Anh cả ỷ lớn, cậy quyền huynh thế phụ, cùng vợ bắt nạt em út.

“Anh em như chân với tay

Đói no cùng cậy, dở hay đỡ đần”

è Anh em (ruột) càng cần yêu thương, giúp đỡ nhau. Khi cha mẹ qua đời càng cần đùm bọc nhau.

4

Pháp luật

Hành động chia của của người anh có đúng luật phân chia tài sản hiện nay không?

Không. Anh ta đã vi phạm pháp luật khi phân chia tài sản: tham lam, cướp bóc, giành phần hơn.

Cần tuân thủ luật pháp về quyền thừa kế tài sản, quyền bình đẳng, nghĩa vụ của con cái trong gia đình.

5

Tâm lý

Diễn biến tâm lý, hành động và ngôn ngữ nhân vật người anh qua những lần trao đổi ý kiến với người em?

-Khi chia của: cửa quyền, lớn tiếng.

-Khi thấy em giàu có: nhũn nhặn, thân mật, xuống nước, xin xỏ…

-Khi tới đảo vàng: mang túi 6 gang, vơ vét đầy giỏ lớn, nhét khắp người, không đúng hẹn…

-Khi thấy chim phượng hoàng chao cánh vẫn không bỏ bớt vàng để cứu thân nên bị hất xuống biển, chết chìm…

Con người phức tạp: tham lam, giả dối, lừa lọc, thất tín.

Cần sống tử tế, trọng nghĩa tình.

6

Xã hội

Công tác xã hội

Bản chất đạo đức của người em theo nội dung cốt truyện?

Ổn định: thương người, hiền lành, thật thà, sẵn sàng chia sẻ (với anh, với phượng hoàng, với người nghèo).

Cần sống nhân hậu, sống tử tế: biết chia sẻ, cùng chung tay giúp người yếu thế trong xã hội.

7

Giáo dục công dân

Vì sao người em trở nên giàu có, sung sướng, hạnh phúc?

Chăm chỉ, cần mẫn lao động nên tạo được sản phẩm tốt, được xã hội trọng dụng; Biết chia sẻ; Biết giữ lời hứa; Không tham lam…

Yêu lao động, sống lương thiện, tử tế, nhân hậu sẽ được hạnh phúc.

8

Tâm lý

Ý nghĩa của hình tượng chim phượng hoàng trong truyện?

Nhân dân gửi gắm ước mơ: có lực lượng siêu nhiên để giúp nhân dân trừng trị kẻ gian ác, đồng thời, bảo vệ và ban tặng hạnh phúc cho những người tốt.

-Giúp nhân dân thực hiện chân lý: “Ở hiền gặp lành”, “Tham thì thâm”.

9

Thi pháp học

Tín hiệu thẩm mỹ của truyện Cây khế?

Con chim phượng hoàng: mã đẹp, lời hay (nói có vần, có điệu khiến người nghe dễ thuộc, dễ nhớ). Biết trọng sức lao động, có khả năng đặc biệt: biết nói tiếng người, biết nơi có đảo vàng, biết giữ đúng lời hứa, có sức mạnh phi thường…

Tinh thần lạc quan của nhân dân lao động.

10

Giáo dục

đạo đức

Nếu em là người anh cả, em có xử sự với em ruột của mình như thế không?

Không…

“Làm anh khó lắm…”

Không vi phạm pháp luật.

Làm gương sáng cho em.

Làm giàu chính nghĩa.

Báo hiếu cha mẹ.

11

Giáo dục

Pháp luật

Để tránh trường hợp tranh giành của cải, mọi công dân cần làm gì?

-Tuân thủ pháp luật.

-Cha mẹ lớn tuổi cần chủ động làm di chúc để ghi rõ phân chia tài sản theo dụng ý cá nhân trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

-Mọi người cần học luật, cần nhờ cậy lực lượng chức năng khi cần.

Nghiên cứu, áp dụng và thi hành luật.

Đấu tranh tự giác, không đấu tranh tự phát.

12

-Ngôn ngữ học tri nhận

-Dụng học

Tính thời sự của truyện cổ tích Cây khế?

Đến nay, truyện Cây khế vẫn mang tính thời sự; vẫn góp phần giáo dục đạo đức, điều chỉnh xã hội, được đưa vào giảng dạy cho HSSV các bậc học.

Sức sống mãnh liệt của văn học dân gian – tài sản tinh thần của mỗi dân tộc.

13

Ngữ văn

Kể tên một số truyện cổ tích cùng motip “người em út” trong văn học dân gian Việt Nam?

-Núi cười.

-Sọ Dừa.

-…

Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta.

14

Ngôn ngữ

Hãy xác định nguồn gốc của truyện Cây khế?

-Cách dùng từ ngữ

-Cách dùng hình ảnh

-Phong tục, tập quán…

Văn hoá Việt Nam – văn hoá phương Đông (khác văn hoá phương Tây)

Cô Trần Thị Ánh Thu cho rằng: Nếu vận dụng tốt phương pháp dạy tích hợp, người thầy sẽ dẫn dắt học trò khai thác bài giảng được sâu sắc, đa diện, đa chiều, người học được khôn lớn, trưởng thành, giàu vốn sống hơn, biết cách ứng xử tình huống tốt hơn. Đây là định hướng mới và đúng đắn của nền giáo dục và đào tạo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Vận dụng tốt sư phạm tích hợp cũng giúp người thầy trang bị cho HSSV kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm theo hướng nghiên cứu Ngữ dụng học, Ngôn ngữ học tri nhận, góp phần bắt kịp nhịp đập của nền giáo dục thế giới, thích ứng với nền văn hóa phẳng toàn cầu.

Theo Hải Bình

Giáo dục & Thời đại