Bài phát biểu chạm đến trái tim của Chủ nhiệm khoa Quốc tế - ĐHQGHN

(Dân trí) - Trước bước ngoặt lớn sắp đến khi ngưỡng cửa đại học mở ra cho các tú tài phổ thông, PGS. TS. Lê Trung Thành - Chủ nhiệm Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những chia sẻ tâm huyết, định hướng các em tự trang bị cho mình niềm tin vào bản thân và nhãn quan phát triển bản thân trong bối cảnh thị trường lao động liên tục biến đổi. Chúng tôi xin trích giới thiệu nội dung chia sẻ này của thầy.

“Các em đã bao giờ đã cảm thấy rất thành công, cảm thấy như mình là một nhà vô địch? Đã bao giờ đứng đầu lớp, đứng đầu môn học nào đấy?

Hay có em nào đã từng cảm thấy tự ti, rụt rè, cảm thấy thua kém bạn bè xung quanh?

Dù các em trả lời “có” đối với câu hỏi nào, hay cả hai câu hỏi, thì đều tốt cả.

Các em có biết, từ khi sinh ra, mỗi người trong chúng ta đã là một nhà vô địch rồi không? Bởi vì ai trong chúng ta cũng là duy nhất trên thế giới này. Chúng ta đã là nhà vô địch từ khi chưa ra đời, khi ta vượt qua 250 triệu “người bạn” khác để được sinh ra trên đời, đó chính là thành công lớn đầu tiên trong cuộc đời ta.

Các em có biết Google đã từng phân tích rằng trong số những người thành công, có đóng góp nhiều giá trị cho không chỉ quốc gia mà còn nhân loại thì số người từng học giỏi khi còn trên ghế nhà trường là không nhiều không? Trong bối cảnh hiện nay, học giỏi không còn là yếu tố đủ để các em thành công trong sự nghiệp nữa rồi. Các em ạ, sinh viên khi tốt nghiệp Đại học thì cần có bốn yếu tố như sau, gọi tắt là KASH. K là Knowledge – kiến thức, A là Attitude – thái độ, S - Skills – kỹ năng, H là Habit - thói quen. Qua nghiên cứu và phân tích thì hầu hết các trường đại học tại Việt Nam hiện nay mới chỉ trang bị cho các em sinh viên yếu tố K – kiến thức. Thực ra, sau này khi nhìn lại các em sẽ thấy thi đại học điểm cao hay điểm thấp hoàn toàn không quan trọng, ở cấp ba các em học giỏi hay học kém hoàn toàn không quan trọng. Vì việc giỏi đấy chỉ là kiến thức mà thôi. Nhưng chuyển hóa kiến thức thành tri thức và áp dụng vào công việc được hay không mới là quan trọng.

Vậy nên, để các em phát triển nghề nghiệp tương lai, để đóng góp cho xã hội, để trở thành công dân toàn cầu thì 2 yếu tố Kỹ năng và Thái độ là tối quan trọng. Nếu các em chỉ có kiến thức mà thiếu đi thái độ và kỹ năng thì dễ trở thành người chỉ giỏi “chém gió”. Ở Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, các em sẽ được tạo môi trường để rèn giũa kỹ năng và thái độ cần thiết, để trở thành người “nói được” và “làm được”, để các em tốt nghiệp có thể thích nghi với bất kỳ môi trường làm việc nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Bài phát biểu chạm đến trái tim của Chủ nhiệm khoa Quốc tế - ĐHQGHN - 1
Chân dung PGS.TS. Lê Trung Thành – Chủ nhiệm Khoa Quốc tế

Để trả lời được mình thích cái gì rất là khó. Vì có những thứ ta thích tại thời điểm này nhưng lại không thích ở thời điểm khá. Nhưng các em cần hiểu được mình có làm được không? Mình có đam mê không? Mình có khả năng việc này hay không?

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại nước ngoài, 95% số người tham gia nghiên cứu không biết mình thích cái gì cho đến tận khi về hưu. Vậy nghĩa là có rất nhiều người đã sống phí hoài 2/3 cuộc đời của mình. Họ sống mà không biết mục tiêu của mình là gì, không có đam mê, không sống hết mình. Cũng từ nghiên cứu này, có 3 điều mà đa số mọi người mong muốn trước khi qua đời là: Thứ nhất, “Tôi ước gì mình có sự dũng cảm sống cuộc đời của mình mong muốn chứ không phải người khác muốn mình sống”, thứ hai là “Tôi ước gì tôi đã sống không quá vất vả” và thứ ba là “Tôi ước gì bản thân có sự dũng cảm để bày tỏ cảm xúc của mình”.

Để không phí hoài thời gian ngay từ bây giờ, các em hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi “Nếu chỉ còn ngày hôm nay để sống thì điều gì quan trọng nhất với mình?”. Các em hãy hình dung mình sẽ làm gì, mình sẽ trở thành người như thế nào sau 4 năm học đại học. Đây là quãng thời gian quan trọng của đời người, nhưng nó sẽ không còn quan trọng nếu các em không cố gắng trau dồi và học hỏi. Cuộc đời chúng ta không ngắn cũng không dài, chính vì vậy, có những thứ mình được tiếp xúc sớm hơn thì đó chính là lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh chính là những điểm mạnh của các em, những lợi thế này sẽ được xây dựng theo thời gian và dựa trên những gì các em tiếp xúc và trải nghiệm.”

Thầy tự tin rằng Khoa Quốc tế luôn bắt kịp được những xu thế mới nhất, những gì Khoa Quốc tế đưa vào giảng dạy các em đều đã được áp dụng thành công ở các quốc gia phát triển, vì vậy sinh viên luôn đi song song với thế giới chứ không lo tụt hậu so với thế giới.

Các em có biết không, môi trường học tập tại Khoa rất đa dạng, các thầy cô giảng viên đến từ nhiều đất nước khác nhau. Các giảng viên Việt Nam đều đi du học từ đa quốc gia trên thế giới rồi trở về để giúp đỡ coaching (huấn luyện) cho các em những gì cần thiết để chuẩn bị cho tương lai. Các giảng viên Khoa Quốc tế đều có năng lực, nói được và cũng làm được. Về nguyên tắc, mình chỉ cho được người khác cái gì mình có. Những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thầy cô đã có thì mới có thể hướng dẫn, truyền đạt cho các em. Khoa Quốc tế cũng có nhiều chuyên gia thành công trong đa lĩnh vực để cố vấn cho các em trong và ngoài môn học. Việc được tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với các chuyên gia ngay trong trường đại học là cơ hội lớn để các em phát triển bản thân. Các em biết đấy, thậm chí, cuộc đời của không ít người đã thay đổi hoàn toàn sau khi gặp được người nào đó quan trọng.

Bài phát biểu chạm đến trái tim của Chủ nhiệm khoa Quốc tế - ĐHQGHN - 2
PGS.TS Lê Trung Thành chia sẻ cùng phụ huynh và học sinh tại sự kiện “Ngành tôi chọn”

Xã hội ngày nay không thiếu việc làm, công việc với mức lương thấp thì rất nhiều, nhưng việc lương cao mấy chục triệu cũng nhiều, quan trọng là các em có làm được không, có đủ đam mê để theo đuổi không? Học tập tại Khoa Quốc tế sẽ trang bị cho các em những gì cần thiết về cả kiến thức, kỹ năng, thói quen và thái độ để khi tốt nghiệp, các em không còn phải xin việc, mà sẽ ở thế chủ động lựa chọn việc làm mình muốn.

Thầy chúc các em học sinh và sinh viên tương lai luôn tràn đầy năng lượng, lựa chọn được con đường mình muốn đi và hướng tới mục tiêu cuộc đời. Các em hãy nhớ rằng phải có trách nhiệm và cam kết với những điều mình muốn làm, đừng nhất thời, đừng chỉ đợi thích thì mới làm vì có nhiều việc các em phải làm thử rồi thì mới thích, và làm rồi mới đạt được thành công trong cuộc sống.”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm