Bachkhoa-Aptech: Sự lựa chọn của giới trẻ đam mê CNTT
“Các trường ĐH, CĐ với mô hình đào tạo truyền thống hiện đang bị cạnh tranh rất nhiều với các mô hình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế vào Việt Nam. Đơn cử trong lĩnh vực CNTT, mô hình đào tạo của Aptech là chuẩn mực để theo học” - PGS.TS Lê Huy Thập.
PGS.TS Lê Huy Thập tốt nghiệp tại khoa Toán - Lý đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1973, bảo vệ luận văn Tiến sĩ toán tại khoa Toán, trường đại học tổng hợp Komenský, Tiệp Khắc năm 1989. Ông từng là trưởng phòng nghiên cứu và ủy viên hội đồng khoa học Viện Công nghệ Thông tin, kiêm các chức vụ như Chủ tịch công đoàn Viện, Bí thư chi bộ nhiều khóa… Ông đã và đang tham gia giảng dạy Đại học và Cao học từ năm 1994 tại các trường Đại học và học viện: Bách khoa Hà Nội, Sư phạm Hà nội, Quốc gia Hồ Chí Minh, Bưu chính Viễn thông..., là chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước. Hiện nay, ông tiếp tục giảng dạy CNTT ở nhiều trường ĐH ở Việt Nam và nghiên cứu nhiều đề tài liên quan tới CNTT.
Nhiều nhận định cho rằng chương trình đào tạo CNTT của Aptech Ấn Độ là rất tiên tiến và phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của ngành. Điều này đã được minh chứng cụ thể là sau gần 30 năm áp dụng toàn thế giới và hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, Aptech đã cung cấp hàng triệu nhân lực CNTT chất lượng cao trên toàn thế giới. Song vẫn có những suy nghĩ còn dè dặt khi tìm hiểu về chương trình đào tạo này. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với PGS.TS Lê Huy Thập, người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy CNTT xung quanh vấn đề này.
Thưa PGS.TS Lê Huy Thập, ông có thể cho biết thế mạnh của Việt Nam là gì?
Trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, tài nguyên quan trọng hàng đầu đảm bảo lợi ích quốc gia là trí tuệ dân tộc. Qua những thành tựu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo chứng tỏ trí tuệ của người Việt Nam rất tốt. Và môi trường để trí tuệ dân tộc ngày càng phát triển là thị trường công nghệ thông tin (CNTT). Chú trọng CNTT, trí tuệ Việt Nam sẽ tỏa sáng.
Ông đánh giá thế nào về nền công nghệ thông tin nước nhà?
Nhiều năm trước đây, chúng ta vẫn còn bỡ ngỡ khi tiếp cận CNTT. Nhưng hiện nay Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển, trong nhiều lĩnh vực như truy cập internet, sử dụng CNTT mạnh mẽ trong kinh tế, quốc phòng…. Về tốc độ phát triển CNTT tương đối cao. Có thể coi CNTT Việt Nam là một lãnh địa không biên giới đang phát triển nhanh và mạnh.
Theo ông, Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu việc làm trong ngành CNTT không?
Một tình trạng “phố biến” hiện nay là các doanh nghiệp than vãn thiếu nhân sự CNTT vì không thể tuyển dụng được nhân sự có đủ trình độ và năng lực cần thiết. Mặc dù thế, hàng năm, có không ít sinh viên ra trường và cầm trên tay tấm bằng “tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin” mà không đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Chúng ta cần những người học để làm được việc chứ không phải học theo phong trào.
Là người theo dõi ngành đào tạo CNTT trong nhiều năm, ông có nhận xét gì về thị trường nhân lực CNTT từ khi có sự xuất hiện của hệ thống đào tạo CNTT Quốc tế tại Việt Nam?
Phải khẳng định là chương trình đào tạo của các trường ĐH, CĐ của Việt Nam có nhiều điểm mạnh. Nhưng các trường ĐH, CĐ với mô hình đào tạo CNTT truyền thống hiện đang bị cạnh tranh rất nhiều với mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế vào Việt Nam, điển hình là Bachkhoa-Aptech thuộc Aptech World Wide.
Trong 6 năm liên tiếp (từ 2003-2009), Aptech Việt Nam được Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh và Tạp chí PC World trao cúp Đơn vị đào tạo CNTT số 1 Việt Nam, được Hiệp hội Phần mềm Việt Nam Vinasa công nhận là đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất.
Mô hình đào tạo tại Bachkhoa-Aptech hướng đến đào tạo 100% sinh viên có việc làm, cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn vững cho thị trường nhân lực ngành CNTT . Chương trình “Đào tạo cùng doanh nghiệp” của Bachkhoa-Aptech hiệu quả ở chỗ ngay khi bắt đầu theo học, sinh viên sẽ được định hướng việc làm. Trong suốt quá trình học, sinh viên được đào tạo kỹ năng tìm việc, tham gia hội thảo công nghệ, việc làm. Sinh viên được thực tập và làm việc khi theo học và sau khi ra trường với mức lương cao nhờ sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
Ngành CNTT có đặc điểm là thay đổi liên tục để phù hợp với xu thế phát triển thế giới. Như vậy việc đào tạo của Bachkhoa-Aptech liệu có đảm bảo?
Về chương trình học thì Bachkhoa–Aptech rất linh hoạt trong khóa đào tạo và chú trọng đến những chương trình đào tạo có tính ứng dụng cao theo chuẩn bản quyền của hệ thống Aptech World Wide với giáo trình được thay đổi liên tục - 2 năm/lần nên hoàn toàn có thể đảm bảo theo xu thế phát triển của ngành.
Bachkhoa-Aptech đã được vinh danh là đơn vị đào tạo xuất sắc nhất Aptech toàn cầu, đạt giải thưởng Sao Khuê (giải thưởng uy tín nhất về lĩnh vực CNTT tại Việt Nam) dành cho đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất. Và quan trọng hơn cả sự thành công của những con người đã từng học tại Bachkhoa-Aptech trong lĩnh vực CNTT.
Xin cảm ơn ông!
Nhân dịp tuyển sinh năm 2012, Quỹ khuyến học “Đào tạo cùng doanh nghiệp” của Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Bachkhoa-Aptech dành tặng cho 500 suất học bổng trị giá 10.000.000/sinh viên nhập học mới tới hết tháng 9/2012 với tổng trị giá lên tới 5 tỷ đồng. |
Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:
Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa–Aptech
Website: http://bachkhoa-aptech.com