AFC Việt Nam đầu tư sang thị trường đào tạo chuyên nghiệp về tài chính - kế toán

Các phương pháp xử lý nghiệp vụ về tài chính - kế toán bị giới hạn trong một phạm vi hẹp. Kết quả là xuất hiện một khoảng trống nghề nghiệp giữa đào tạo và hành nghề làm cho vai trò nghề nghiệp tài chính - kế toán bị giảm sút nghiêm trọng.

Theo nguồn tin chính thức từ công ty TNHH AFC Việt Nam, từ tháng 10/2010, công ty này bắt đầu quá trình đầu tư vào lĩnh vực đào tạo tài chính - kế toán với trung tâm là Viện Quản trị Tài chính AFC tại địa chỉ tầng 3 &10 Toà nhà Ford Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
 
Trao đổi với bà Phạm Thuỳ Dương, Trưởng bộ phận Phát triển Khách hàng của AFC Việt Nam, chúng tôi được biết đầu tư vào lĩnh vực đào tạo là một trong những định hướng lớn của công ty. Cũng theo bà Dương, phát triển nghề nghiệp ngành Kế toán - Tài chính là ước mơ của nhiều người không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Những số liệu thống kê gần đây nhất của Hiệp hội các trường Đại học và Nhà tuyển dụng của Mỹ (National Association of Colleges and Employers - NACE) đã cho thấy kế toán là ngành dẫn đầu trong số 10 chuyên ngành được ưa chuộng nhất tại Mỹ. Đây cũng là một trong những ngành được trả lương cao nhất tại Mỹ, Anh và Australia.Ở Việt Nam, số liệu thống kê gần đây cũng cho thấy rằng với số lượng gần 500.000 doanh nghiệp và hàng trăm nghìn đơn vị hành chính, cơ quan, tổ chức, nhu cầu xã hội đối với các chuyên gia tài chính và kế toán - kiểm toán là rất lớn. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là có tỷ lệ khá lớn những người tốt nghiệp chuyên ngành tài chính - kế toán đang làm việc không đúng chuyên ngành hoặc làm việc đúng chuyên ngành nhưng được trả lương khá thấp.
 
Khoảng trống nghề nghiệp
 
Cũng theo bà Dương, hiện vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa đào tạo và hành nghề. Quá trình hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới yêu cầu Việt Nam cần có cơ chế thông tin kế toán - tài chính minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này chỉ có thể có được nếu có nguồn lực nhân sự phù hợp với nhu cầu thị trường. Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam nói chung và đào tạo chuyên ngành kế toán - kiểm toán nói riêng đang lạc hậu so với khu vực và trên thế giới. Mặc dù có nhiều chuyển đổi, hệ thống kế toán và đào tạo kế toán - tài chính của Việt Nam vẫn mang dáng dấp của cơ chế hạch toán quan liêu bao cấp, các nghiệp vụ ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin được sắp đặt cứng nhắc. Quá trình xử lý các nghiệp vụ tài chính mang tính cứng nhắc và thiếu các chuẩn mực cần thiết làm cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh. Các phương pháp xử lý nghiệp vụ về tài chính - kế toán bị giới hạn trong một phạm vi hẹp. Kết quả là xuất hiện một khoảng trống nghề nghiệp giữa đào tạo và hành nghề làm cho vai trò nghề nghiệp tài chính - kế toán bị giảm sút nghiêm trọng.
 
Thiếu các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp
 
Bà Dương nhấn mạnh, theo quan điểm của AFC Việt Nam, lĩnh vực tài chính - kế toán là lĩnh vực mang tính đặc thù cao và liên quan nhiều đến các lợi ích kinh tế và các yếu tố luật pháp. Do đó, đòi hỏi các chuyên gia tài chính có kiến thức được chuẩn hoá đồng thời với việc phát triển kỹ năng làm việc. Để có thể trở thành một chuyên gia tài chính thực thụ, người học không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Quan trọng nhất, người học cần được định hướng theo các chuẩn nghề nghiệp được quốc tế công nhận. Điều này chỉ có được khi có các chương trình đào tạo chuyên nghiệp được chuẩn hóa.
 
Nằm trong số các công ty đào tạo trong lĩnh vực tài chính, AFC Việt Nam mà tiên phong là Viện Quản trị Tài chính AFC là một trong số ít các đơn vị đào tạo phát triển theo định hướng chuyên nghiệp hoá hoạt động đào tạo chuyên ngành tài chính. Với đội ngũ giảng viên chủ yếu là các Giám đốc tài chính tại các công ty và Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, các giảng viên tu nghiệp tại nước ngoài và các chuyên gia có chứng chỉ hành nghề được Quốc tế công nhận, Viện Quản trị Tài chính AFC là nơi hội tụ của các chuyên gia đào tạo đem đến cho người học chất lượng dịch vụ đào tạo cao với chi phí hợp lý.
 
AFC Việt Nam đầu tư sang thị trường đào tạo chuyên nghiệp về tài chính - kế toán - 1
Cần có nhiều hơn nữa các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp như AFC
 
Không chỉ chú trọng đến kiến thức chuyên ngành, AFC Việt Nam còn chú trọng vào yếu tố kỹ năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp để xây dựng hình ảnh các chuyên gia tài chính của Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
 
Theo bà Dương, để đảm bảo yếu tố chất lượng dịch vụ, AFC Việt Nam nhấn mạnh vào yếu tố cơ sở vật chất như một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh. Bên cạnh yếu tố giảng viên và chương trình, Viện Quản trị Tài chính AFC tập trung xây dựng hệ thống phòng học đạt tiêu chuẩn Euro với các trang thiết bị hiện đại giúp cho quá trình học tập được thực hiện với hiệu quả cao nhất.