10 vấn đề giáo dục nổi bật 2010
(Dân trí) - Năm 2010 là một năm đáng nhớ của ngành giáo dục với nhiều sự kiện trọng đại gây tiếng vang lớn trên thế giới; nhiều chương trình, đề án được Chính phủ phê duyệt nhằm tập trung nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng quốc tế hóa...
Dân trí xin điểm lại 10 vấn đề giáo dục nổi bật trong năm 2010.
Chương trình đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 có đủ đội ngũ giảng viên Toán có trình độ ở các trường đại học, cao đẳng, trong đó trên 70% giảng viên ở các trường đại học lớn có bằng tiến sĩ. Bên cạnh đó, xây dựng Viện Toán học và 1-2 khoa Toán ở các trường đại học lớn trở thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo Toán của khu vực.
Trong 7 nội dung và giải pháp thực hiện chương trình trọng điểm được đưa ra, trong đó, giải pháp đầu tiên là xây dựng "Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán". Đây sẽ là một cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo đỉnh cao về Toán học cho các giảng viên đại học, các nhà toán học, các tân tiến sĩ, các nghiên cứu sinh đến thực hiện các ý tưởng, các đề tài nghiên cứu toán học xuất sắc, có ý nghĩa khoa học và ứng dụng cao.
Bên cạnh đó, hoàn thiện lại hệ thống các lớp chuyên Toán theo chủ trương mới của Bộ GD-ĐT, thi học sinh giỏi, cấp học bổng, ưu tiên tuyển chọn vào đại học, đào tạo giáo viên. Khuyến khích giảng viên Toán ở các trường đại học đẩy mạnh công tác nghiên cứu.
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hội Khuyến học Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Khuyến học toàn quốc lần thứ IV nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm cho biết, 14 năm xây dựng và phát triển, 14 năm phấn đấu không mệt mỏi với tâm huyết và ý thức trách nhiệm cao, Hội đã thực sự trở thành một tổ chức xã hội đặc thù, một tổ chức quần chúng sâu rộng có mặt tại 100% tỉnh, thành, huyện, thị, xã, phường và nhanh chóng lan tỏa xuống tận thôn, làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang... với hơn 200.000 chi hội và hàng nghìn cụm dân cư khuyến học. Tổng số hội viên hiện lên tới hơn 7,5 triệu người; 3,5 triệu gia đình được công nhận là “gia đình hiếu học, khoảng 4 vạn dòng họ được công nhận là “dòng họ hiếu học” và hàng vạn cụm dân cư khuyến học được xây dựng.
Đặc biệt, Hội đã phối hợp với ngành giáo dục xây dựng được hơn 9.600 Trung tâm Học tập cộng đồng, chiếm hơn 90% tổng số xã, phường trong cả nước - một thiết chế giáo dục cộng đồng, cơ sở học tập thường xuyên ngoài xã hội cho người lớn.
3. Lần đầu tiên Việt Nam đoạt giải thưởng toán học Fields
Theo kế hoạch triển khai đề án dạy học ngoại ngữ ở bậc trung học do Bộ GD-ĐT công bố tháng 12/2010, sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm dạy học bằng tiếng Anh trong năm học 2011- 2012 để đến năm 2020 mở rộng quy mô các trường thực hiện dạy học ngoại ngữ theo chương trình của Bộ GD-ĐT.
Chương trình này sẽ liên thông giữa các bậc học, tiến tới triển khai dạy bằng tiếng Anh với một số môn khoa học ở các trường THPT chuyên (Toán, Vật lý, Tin học...).
Việc từ năm 2011, học sinh trường chuyên học môn Toán, Tin bằng tiếng Anh đã thu hút nhiều ý kiến của các giáo viên, học sinh và người dân. Nhiều ý kiến chung quan điểm rằng việc dạy và học ngoại ngữ trong trường học, trong đó có cả các trường chuyên hiện còn yếu. Đồng thời, chính các giáo viên Toán, Tin cũng khó đáp ứng được yêu cầu dạy bộ môn này bằng tiếng Anh. Vì vậy, đa số ý kiến cho rằng khó có thể triển khai việc dạy và học toán, tin bằng tiếng Anh trong năm học 2011 - 2012.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.
Mục tiêu chung của Đề án là bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ 1 năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm sinh lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng trẻ em vào lớp 1.
Cụ thể, sẽ củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bảo đảm đến năm 2015 có 95% số trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi được học 2 buổi/ngày. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non 5 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.
Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020 với tổng số kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng vừa được Bộ GD-ĐT khởi động thực hiện. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo bày tỏ băn khoăn về đề án này, cho rằng đây là sự đầu tư chưa công bằng: số lượng trường chuyên chiếm con số rất ít trong hệ thống các trường THPT, trong khi đó nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa hiện nay rất khó khăn.
Trong năm 2010 trên mạng Internet xuất hiện nhiều clip audio và video không hay về thầy cô do học sinh ghi âm và quay. Nổi bật như vụ ngày 25/9/2010, nhóm học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT chuyên Trần Phú (TP Hải Phòng) đã thu âm lén những lời lẽ xỉ vả của cô giáo dạy tiếng Anh với một học sinh trong lớp rồi phát tán lên mạng. Đầu tháng 12/2010, học sinh cũng quay clip một giáo viên thỉnh giảng bộ môn tin họccủa Trường THPT Hàng Hải, Hải Phòng chửi mắng học trò và tung lên mạng.
Sau khi các clip này xuất hiện, các giáo viên có hành vi không đẹp với học trò đã bị nhà trường kỷ luật. Tuy vậy, dư luận đặt ra câu hỏi liệu học sinh có được phép/nên hay không quay clip về thầy cô trong giờ học.
Sáng 4/9/2010, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức lễ khai giảng tại ngôi trường hiện đại nhất Hà Nội và cũng là trường chuyên hiện đại nhất của cả nước ngang tầm khu vực và quốc tế với diện tích gần 5 ha, tọa lạc tại khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Được khởi công từ tháng 1/2009, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam có tổng mức đầu tư 429 tỉ đồng. Cơ sở vật chất của nhà trường ấn tượng với những nhà thi đấu quy mô lớn, bể bơi nước nóng sử dụng vào mùa đông, khán phòng lớn 700 chỗ, khu vực căng tin rộng rãi, hệ thống bãi đỗ xe và các sân thể thao tiêu chuẩn…
Đây là ngôi trường Hà Nội chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.