So với nhiều năm trước, sinh viên sư phạm ngày nay tư duy đã đổi mới hơn rất nhiều. Không bó buộc vào câu chuyện ra trường, về địa phương nộp hồ sơ vào một trường công lập để đi dạy, dạy vài năm hợp đồng rồi sẽ thi công chức, viên chức, được vào biên chế nhà nước và sống một cuộc đời an nhàn, nhiều sinh viên ra trường ngày nay đã năng động hơn để đón những cơ hội hấp dẫn hơn và nhiều sắc màu hơn.
Biên chế không còn là “miền đất hứa”
Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, từ ngày 01/7/2020, tất cả các trường hợp chưa thực hiện hợp đồng lao động làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn. Như vậy, có thể thấy, chế độ biên chế suốt đời hiện nay ở các ngành có thể bị xóa bỏ. Đây cũng chính là nỗi lo lắng của nhiều sinh viên ngành sư phạm khi lựa chọn theo nghiệp “gõ đầu trẻ” với mong muốn tìm được công việc ổn định sau khi ra trường.
Và cũng với dự thảo này, có thể thấy, nhân sự ngành giáo dục công lập và tư nhân sẽ có những nét tương đồng nhau về chế độ đãi ngộ. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là những thách thức không hề nhỏ cho những người theo đuổi nghề giáo trong tương lai.
Có một thực tế, hiện vẫn còn không ít gia đình và học sinh lựa chọn theo ngành sư phạm với mong muốn sau này sẽ có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống nhàn nhã. Bởi vậy, dự thảo này giống như “một cú đánh” với những người an phận thủ thường, nhiều sức ì, không chịu đổi mới, rèn luyện bản thân trong quá trình làm nghề.
Giáo viên với sự nghiệp trồng người
Một khi biên chế đã không còn là “miền đất hứa”, là sự đảm bảo cho một sự “ổn định lâu dài”, sinh viên ngành sư phạm ra trường sẽ cần năng động hơn, sáng tạo và nỗ lực hơn để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp trong ngành giáo dục. Nhưng cũng có thể từ đó, nhiều sinh viên sư phạm có lẽ sẽ “khai phá” được bản thân nhiều hơn khi đầu ra trở nên cởi mở hơn, không chỉ nhất nhất nghĩ về con đường “cố vào biên chế” như trước.
Hơn hết, trong thời đại 4.0, đừng bao giờ để “biên chế trọn đời” trở thành “hòn đá tảng” ngăn trở những người trẻ được thỏa sức phát triển bản thân và tạo nên một diện mạo mới cho nền giáo dục của nước nhà trong tương lai.
Còn nhiều cánh cửa rộng mở chào đón
Nếu không đi dạy với biên chế nhà nước, sinh viên sư phạm có thể làm gì và làm sao để đảm bảo cuộc sống? Thực tế hiện nay, ngoài việc trở về địa phương và tham gia giảng dạy tại các trường phổ thông, đại học, cao đẳng theo diện ký hợp đồng giống như những nhân sự tại các doanh nghiệp thì sinh viên sư phạm còn rất nhiều cánh cửa khác chào đón tại các doanh nghiệp tư nhân đang kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục.
Những năm gần đây, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã bắt đầu chú trọng vào việc đầu tư cho giáo dục. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn xây dựng được cả một hệ sinh thái toàn diện với quy mô và chất lượng giáo dục được nâng cao, có nhiều sáng tạo trong việc áp dụng các mô hình giáo dục hiện đại, tiệm cận được với trình độ của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Trong số này có thể kể tới Egroup với những trường mẫu giáo tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu như: Dongsim, Steame và hàng trăm trung tâm tiếng Anh cao cấp (như: Apax English - Apax Leader) cùng một loạt những dự án giáo dục có tầm.
Sau nhiều năm triển khai, mô hình giáo dục tư nhân đã chứng tỏ được vị thế nhất định khi thu hút được hàng triệu học sinh, sinh viên theo học tại các cấp.
Làm việc trong môi trường sư phạm hiện đại tại Apax English – Apax Leaders đang là lựa chọn của nhiều sinh viên sư phạm.
Sự phát triển mạnh mẽ của những doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực giáo dục thực sự là cơ hội lớn cho sinh viên sư phạm các ngành trong thời điểm hiện nay. Bởi vậy, chỉ cần thêm một chút năng động với tư duy hội nhập, sinh viên ra trường hoàn toàn không phải lo lắng và ám ảnh bởi hai chữ “biên chế” đã ăn sâu nhiều đời nay trong lĩnh vực giáo dục.
Thêm một lợi thế mà sinh viên sư phạm 4.0 ắt hẳn sẽ lấy làm mừng là hiện nay, nhiều tập đoàn lớn cũng đã chủ động phối hợp với các trường đại học, tận dụng những tiềm năng, lợi thế của mỗi bên để cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng cao (đào tạo, chuyển giao, nâng cao chất lượng giáo viên, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên ra trường có việc làm trong môi trường năng động, sáng tạo và chế đỗ đãi ngộ tốt). Việc ký kết giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup và Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội gần đây với các nội dung hợp tác trong nhiều lĩnh vực: tuyển dụng sinh viên, tổ chức chương trình thực tập, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển kỹ năng, cấp học bổng… là tín hiệu tốt về cơ hội việc làm đối với nhiều sinh viên.
Egroup hiện là tập đoàn giáo dục quy mô lớn gồm nhiều công ty thành viên, trong đó nổi bật nhất là hệ thống trung tâm Anh ngữ Apax English - Apax Leaders… Trong năm qua, hệ thống này đang có sự tăng trưởng tốt với 130 cơ sở trên cả nước và hướng tới mục tiêu 350 cơ sở trong hai năm tới.
Ngoài ra, Egroup đang có kế hoạch phát triển Englishnow, trong đó mở rộng ứng dụng công nghệ, dùng trí tuệ nhân tạo để thay thế việc sử dụng chuyên gia Anh - Mỹ mà vẫn đạt được hiệu quả như học với giáo viên bản ngữ với chi phí giá rẻ hơn phân khúc của hệ thống Apax English - Apax Leaders. Do vậy, nhu cầu về đội ngũ giáo viên ngoại ngữ với trình độ tiếng Anh và kỹ năng sư phạm của Egroup là rất lớn.
Với sinh viên tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và sinh viên ngành sư phạm nói chung, họ hoàn toàn có thể tranh thủ nắm bắt những cơ hội mới, hoàn thiện các kỹ năng để được làm việc trong môi trường của các doanh nghiệp tư nhân về giáo dục như Egroup. Và nếu thực sự đam mê ngành sư phạm và mong muốn hướng tới một nền giáo dục phát triển toàn diện, sinh viên sư phạm cần lắm việc thay đổi tư duy, đừng để những lối mòn cũ làm cản trở con đường rộng mở của mình.
Nguyễn Hoàng
(Dân trí) - Theo Phòng GD-ĐT TP Nha Trang, năm học 2019-2020, ngành giáo dục TP Nha Trang thiếu hơn 150 giáo viên các cấp nên gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy học.
Thứ bảy, 30/11/2019 - 04:57
(Dân trí) - Sáng 28/11, tại Đà Nẵng, Trường ĐH Duy Tân tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường (11/11/1994 - 11/11/2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thứ năm, 28/11/2019 - 05:09
(Dân trí) - Global Champions là một cuộc thi Tiếng Anh và Kỹ năng kết hợp bài bản giữa lý thuyết và thực hành mà BTC tự tin sẽ mang đến cho các em học sinh Việt Nam những trải nghiệm bổ ích, mới lạ dưới sức ép của một đường đua thực thụ. Nhưng hơn thế nữa, đây còn là lời kêu gọi học sinh hãy rèn luyện bản thân và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ để các em có thể thành công ở bất kỳ đâu, theo bà Đào Thu Hiền - CEO Công ty cổ phần Golden Path Academics Việt Nam (GPA JSC), đơn vị tổ chức Global Champions 2019.
Thứ năm, 28/11/2019 - 03:00
(Dân trí) - Mỗi khi tức giận, hay có lúc vì thương các em quá, cô Lan đành la, hét toáng lên. Ở lớp học khác, điều này thật khủng khiếp nhưng ở đây, cô la cho chính mình nghe, cho vơi nỗi lòng mình chứ các em chỉ cười.
Thứ năm, 28/11/2019 - 11:00
(Dân trí) - Trường THCS Ngô Mây (Buôn Ea Mdroh, xã Ea Mdroh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) vừa vui mừng đón nhận dự án “thư viện về buôn” được xây dựng với hàng trăm đầu sách dành tặng các em học sinh vùng khó khăn.
Thứ tư, 27/11/2019 - 06:42
(Dân trí) - Nghiên cứu sinh trường Johns Hopkins School of Medicine (Mỹ) Nguyễn Thị Sao Ly chia sẻ về mô hình giáo dục SARE nhằm kích thích sự ham học của học sinh yếu kém thông qua việc tham gia và thực hành nghiên cứu khoa học tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu.
Thứ tư, 27/11/2019 - 05:10
(Dân trí) - Rạng sáng 27/11, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của vương quốc Anh đã công bố kết quả bảng xếp hạng QS Asia 2019-2020 cho gần 600 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, ĐH Quốc gia TP.HCM được xếp thứ hạng 143, tăng 58 bậc so với năm 2016.
Thứ tư, 27/11/2019 - 10:57
(Dân trí) - Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh rà soát lại việc sử dụng các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trái quy định của pháp luật.
Thứ ba, 26/11/2019 - 09:30
(Dân trí) - Vừa qua, hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS phối hợp cùng tổ chức The Library Project trao tặng thêm 2 thư viện cùng 3.000 quyển sách cho các trường tại An Giang. Đồng hành với chuyến đi là 3 em nhỏ Đại sứ Văn hoá Đọc bước ra từ cuộc thi Inspiration-V thuộc chuỗi cuộc thi hè Super Summer 2019.
Thứ ba, 26/11/2019 - 05:07
(Dân trí) - Tính đến nay, Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) cùng The Library Project đã trao tặng tổng cộng 6 thư viện cùng 8.005 đầu sách mới cho các em học sinh tại Vĩnh Long và An Giang.
Thứ ba, 26/11/2019 - 12:20
(Dân trí) - Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Thanh Hóa nhằm hỗ trợ mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu cho học sinh bán trú tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thứ ba, 26/11/2019 - 12:00
(Dân trí) - Với mô hình 1 người tài trợ học bổng cho 1 người, những người đi trước dìu dắt người đi sau, Học bổng 1&1 đã chứng tỏ được sức sống và hiệu quả khi duy trì suốt 19 năm qua và hàng ngàn sinh viên từng nhận học bổng này hiện nay đều thành đạt.
Thứ ba, 26/11/2019 - 03:27
(Dân trí) - Với mong muốn dạy tiếng Việt cho các chuyên gia y tế Cu Ba đang làm việc tại Quảng Bình, giúp họ thuận lợi hơn trong giao tiếp, mỗi chiều chủ nhật, ông Đặng Đức Dục lại đến bệnh viện, hướng dẫn 7 người học trò đặc biệt của mình cách đọc, đánh vần, ghép âm, tạo chữ.
Thứ hai, 25/11/2019 - 03:24
(Dân trí) - Sáng 24/11, TPHCM tổ chức tổ chức lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 22 năm 2019 cho 50 giáo viên, quản lý giáo dục.
Chủ nhật, 24/11/2019 - 03:14
(Dân trí) - Nói đến giáo viên dạy mầm non, chúng ta nghĩ ngay đến những "cô giáo như mẹ hiền" thế nhưng ở huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) có tới 10 thầy giáo dạy mầm non khiến chúng tôi không khỏi sửng sốt và cảm phục. Những thầy giáo đã gắn bó hàng chục năm với nghề cũng bởi niềm đam mê và tình yêu với con trẻ.
Chủ nhật, 24/11/2019 - 03:15
(Dân trí) - Hơn 7 năm gắn bó với nghề, thầy Huỳnh Văn Ái, giáo viên trường THCS Đắk Mâm (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) trở thành người thầy đặc biệt, đồng hành cùng hàng chục học trò nghèo. Nhiều học sinh đã có cơ hội để đến trường, nuôi dưỡng ước mơ nhờ quỹ “ngăn dòng bỏ học” của thầy Ái.
Thứ bảy, 23/11/2019 - 02:03
(Dân trí) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành tình huống khẩn cấp để triển khai khắc phục kịp thời sự cố các cơ sở giáo dục do cơn bão số 3 năm 2019 gây ra trên địa bàn huyện Mường Lát. Theo đó, tổng kinh phí hỗ trợ nhằm sửa chữa, khắc phục là 9 tỷ đồng.
Thứ bảy, 23/11/2019 - 11:04
(Dân trí) - 16 năm qua, đều đặn mỗi ngày, dù mưa hay nắng, cô giáo có thân hình nhỏ nhắn Đinh Thị Lan vẫn bền bỉ đi về, trên chặng đường gần 40 cây số, để đem cả tình yêu thương đến với những cô cậu học trò đặc biệt của mình:những bé chậm phát triển, tự kỷ và tăng động...
Thứ bảy, 23/11/2019 - 06:52
(Dân trí) - Gần 13 năm bám trường bám bản, thầy Hoàng Văn Hoàn vẫn thường xuyên băng rừng, vượt suối gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp. Những cú trượt ngã chấn thương là chuyện xảy ra thường xuyên với thầy mỗi khi mùa mưa đến.
Thứ bảy, 23/11/2019 - 12:20
(Dân trí) - Với giá trị mỗi suất 6 triệu đồng/năm, học bổng Sharing the Dream sẽ tiếp sức cho 50 sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn tại Quảng Bình, hỗ trợ, động viên để các em tiếp tục nỗ lực học tập, theo đuổi ước mơ của mình.
Thứ sáu, 22/11/2019 - 01:54
(Dân trí) - Năm 2019 toàn thế giới có 6.216 nhà khoa học có trích dẫn cao từ các lĩnh vực khác nhau thuộc 60 quốc gia. Đặc biệt, hai nhà khoa học Việt Nam là GS. TS Bùi Tiến Diệu và PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng nằm trong nhóm này.
Thứ sáu, 22/11/2019 - 08:15
(Dân trí) - Việc bồi dưỡng kiến thức mới, nâng cao năng lực cho giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đang là quá trình dài, vất vả. Thời gian qua, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế (đơn vị chuyên về đào tạo giáo viên hơn 60 năm) đã tiến hành nhiều chuyến đi truyền thụ kiến thức cho giáo viên dọc dải đất duyên hải miền Trung.
Thứ sáu, 22/11/2019 - 06:35
(Dân trí) - Vợ chồng thầy giáo dạy văn ở miền Tây đã dùng tiền kiếm được từ việc gói bánh tét thuê, may đồ… để thành lập “thư viện” ở vùng quê với mong muốn mang kiến thức cho học trò và mọi người.
Thứ sáu, 22/11/2019 - 05:29
(Dân trí) - Chiều 21/11, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Nguyên Lập - Trưởng Phòng GD-ĐT TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, Phòng vừa có buổi làm việc, thăm hỏi sức khỏe đối với cô giáo Nguyễn Thị Huyền. Cô Huyền là giáo viên trường tiểu học Vĩnh Nguyên 3 (TP Nha Trang), dù bị bệnh phải chống nạng nhưng cô vẫn vượt biển sang đảo dạy học.
Thứ năm, 21/11/2019 - 04:56