Học trực tuyến cho trẻ em - Liệu công cụ thời khủng hoảng có trở thành giải pháp lâu dài?
(Dân trí) - Dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp trong suốt những tháng đầu năm 2020 đã khiến cho các lớp trực tuyến trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy vậy, thời kỳ hậu Covid-19 thì sao?
Đào tạo trực tuyến - Xu hướng mới hậu Covid 19
Xuất hiện đầu tiên trên thế giới tại Mỹ từ năm 1999, mô hình giáo dục trực tuyến (E - learning) mở ra một môi trường học tập mới, giúp người học có thể tiếp thu kiến thức thông qua các thiết bị điện tử. Những năm gần đây, xu hướng học trực tuyến ngày càng phổ biến. Mỹ là quốc gia có số người sử dụng giáo dục trực tuyến nhiều nhất với hơn 80% các trường đại học sử dụng E-learning (Theo thống kê của Cyber Universities năm 2018).Theo tờ University World News, Châu Á là thị trường lớn thứ hai của giáo dục trực tuyến trên toàn thế giới. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia chiếm 70% vốn đầu tư mạo hiểm vào giáo dục trực tuyến trên toàn thế giới.
Việt Nam luôn được coi là một thị trường tiềm năng của giáo dục trực tuyến với hơn 60% dân số sử dụng Internet, chi tiêu cho giáo dục chiếm 5,8 GDP và 20% tổng chi ngân sách (Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của giáo dục trực tuyến của Việt Nam là 44,3% (Theo Ambient Insight) và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới. Đào tạo trực tuyến sẽ trở thành 1 trong 7 nhóm xu thế góp phần thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam.
Học trực tuyến được coi là một giải pháp cấp thiết cho vấn đề giáo dục trong thời kỳ dịch Covid 19, đặc biệt là thị trường học tiếng Anh - một môn học đòi hỏi phải có sự luyện tập hàng ngày. Nhu cầu học tiếng Anh trực tuyến đặc biệt tăng vọt trong thời kỳ học sinh nghỉ học do dịch. Thậm chí, ngay cả những trung tâm đào tạo tiếng Anh offline, các lớp học tư và cả trực tiếp thầy, cô giáo cũng mở các lớp học online để giúp các con theo kịp được chương trình học trong mùa dịch. Các đơn vị khác hầu hết cũng nỗ lực kết nối với học viên bằng cách tận dụng các ứng dụng trực tuyến có sẵn, tiện dụng và miễn phí như Facebook Messenger, Zoom, Team, Viber,...
Chị Lan Anh, một phụ huynh có con học lớp 1 chia sẻ: “Từ trước đến nay, tôi luôn lo lắng về việc cho con học trực tuyến vì sợ các cháu sẽ ít được tương tác với các thầy cô và dễ bị xao lãng. Nhưng sau khi cháu học online, tôi thấy khá ổn vì các thầy cô vẫn chủ động theo sát cháu”
Công nghệ và kỹ năng của giáo viên là yếu tố trọng yếu trong việc đào tạo trực tuyến
Tuy nhiên, để việc giáo dục trực tuyến, đặc biệt là tự học online cho trẻ em trở thành một giải pháp lâu dài thì còn rất nhiều bài toán mà các đơn vị cung cấp giải pháp giáo dục trực tuyến phải đối mặt.
Đầu tiên là vấn đề trẻ em rất dễ bị xao nhãng khi học tiếng Anh trực tuyến, nhất là trẻ mẫu giáo và tiểu học. Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của các em còn yếu, nên khi học trực tuyến, không được tiếp xúc trực tiếp với giáo viên sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Vậy nên, việc tạo động lực, hứng thú học tập cho trẻ khi tham gia học online là vô cùng quan trọng. Nhưng để làm được điều này lại không hề đơn giản mà cần phải có đầu tư nghiêm túc, chuyên sâu của các đơn vị cung cấp giải pháp học trực tuyến.
Ông Dương Ngọc Đức, Giám đốc phát triển sản phẩm của AloKiddy - một đơn vị Đào tạo tiếng Anh trực tuyến lâu năm chia sẻ: “Với chương trình học trực tuyến, việc tạo động lực cho trẻ yêu thích học tiếng Anh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải đầu tư thời gian, công sức và cả tài chính. Như tại AloKiddy, đội ngũ chúng tôi phải mất gần 6 năm để nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Để thu hút các bé, ứng dụng Alokiddy đã tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ: trẻ sẽ được học tiếng Anh qua trò chơi, phim hoạt hình, bài hát,.. Ngoài ra, trẻ còn được luyện phát âm và nói chuyện tiếng Anh với robot Izy Speak,... Giáo trình cũng phải được thiết kế riêng, vừa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn phù hợp với trẻ em Việt Nam…”
Vấn đề thứ hai là việc học trực tuyến đòi hỏi sự thích ứng cao về phương pháp và kỹ năng giảng dạy của giáo viên. Vai trò của người thầy khi giảng dạy e-learning thay đổi rất nhiều so với học trực tiếp, từ lecturer sang commentator (hay nói cách khác, từ người thuyết giảng, trình bày sang người bình luận, đánh giá, phân tích). Ở các lớp học e-learning, các thầy cô vừa phải truyền đạt kiến thức, vừa phải tương tác kết nối thường xuyên để giữ được sự tập trung của từng học sinh. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải am hiểu và có kỹ năng dạy học trực tuyến như: tạo môi trường khuyến khích các bé tương tác học tập, đa dạng các hoạt động trong tiết học, thường xuyên kiểm tra trình độ, thái độ của học sinh để có điều chỉnh phù hợp,...Mặt khác, tương tác giao tiếp ở đây là gián tiếp nên trẻ đôi khi sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu được ý tưởng và cảm xúc của giáo viên, mà việc thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc của trẻ luôn phải đặt lên hàng đầu.
Nói về mô hình học trực tuyến, Giáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Khi sử dụng công nghệ vào dạy học thì bản thân công nghệ cũng mang lại nhiều thế mạnh mà giáo dục truyền thống không có được”. Chắc chắn xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai, sự xuất hiện của các tổ chức giáo dục có sự đầu tư đường dài như Alokiddy vẫn là một tín hiệu tốt để cha mẹ có sự yên tâm hơn khi cho con tiếp xúc với công nghệ và Internet để học tiếng Anh.
Alokiddy là một trong những chương trình học trực tuyến dành cho trẻ từ 3-14 tuổi của Công ty cổ phần công nghệ & Giáo dục KSC. Chương trình học của Alokiddy được kết hợp giữa chương trình học theo SGK Bộ Giáo dục và khung chuẩn quốc tế Cambridge - Young Learners giúp bé nắm vững kiến thức trên lớp, đồng thời mở rộng, phát triển vốn ngoại ngữ cho bản thân. Với hệ thống 1000+ bài giảng bao gồm: Hoạt hình, bài hát, trò chơi,.. Alokiddy giúp trẻ phát triển cả 4 kỹ năng và tạo hứng thú học tập.
Tham khảo các chương trình học của Alokiddy và lớp học livestream miễn phí “30 phút mỗi ngày học tiếng Anh cùng Alokiddy” tại Fanpage: https://www.facebook.com/alokiddy.com.vn/
Trường Thịnh