Tiếng Hàn, Đức được "nâng cấp" thành môn ngoại ngữ thứ nhất

Mỹ Hà

(Dân trí) - Theo Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT vừa ban hành, tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ là ngoại ngữ thứ nhất (hệ 10 năm thí điểm) kể từ ngày 9/2/2021.

Theo quyết định này, học sinh học tiếng Hàn với tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.

Cụ thể, từ lớp 3 đến lớp 5 (cấp tiểu học), việc dạy học Tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến 2 kỹ năng nghe và nói.

Ở cấp THCS (lớp 6 đến lớp 9), việc dạy học Tiếng Hàn tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội dân tộc mình.

Theo quy định hiện hành, "ngoại ngữ thứ nhất" là ngoại ngữ bắt buộc. 

Cụ thể, Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc (và bây giờ thí điểm thêm tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức) làm ngoại ngữ thứ nhất. 

Ở cấp THPT (từ lớp 10 đến lớp 12), giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp dựa trên nền tảng chương trình đã được học ở các cấp dưới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để học tập suốt đời, phát triển năng lực làm việc trong tương lai.

Theo Bộ GD&ĐT, việc dạy học Tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến 2 kỹ năng nghe và nói.

Khi học sinh kết thúc lớp 5 sẽ đạt Bậc 1, kết thúc cấp THCS (lớp 9) đạt Bậc 2 và kết thúc cấp THPT (lớp 12) đạt Bậc 3.

Đối với chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức được dạy từ lớp 3 đến lớp 12 với tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết.

Sau khi kết thúc giai đoạn 1 (cấp tiểu học) học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Sau khi kết thúc giai đoạn 2 (cấp THCS), học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Sau khi kết thúc giai đoạn 3 (cấp THPT), học sinh cần đạt được trình độ tiếng Đức bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tiếng Hàn, Đức được nâng cấp thành môn ngoại ngữ thứ nhất - 1

Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể lựa chọn tiếng Hàn hoặc tiếng Đức làm ngoại ngữ 1. 

Việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của Chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kĩ năng giao tiếp ở từng cấp lớp, hướng tới việc giúp học sinh đạt được các bậc quy định về năng lực giao tiếp khi kết thúc các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp.

Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong Chương trình.

Tiếng Hàn, Đức được nâng cấp thành môn ngoại ngữ thứ nhất - 2

Theo quy định hiện hành, "ngoại ngữ thứ nhất" là ngoại ngữ bắt buộc. 

Cụ thể, Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc (và bây giờ thí điểm thêm tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức) làm ngoại ngữ thứ nhất. 

Năm 2011, Bộ GD&ĐT bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Còn "ngoại ngữ thứ hai" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh. 

Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai. 

Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ hai. 

Như vậy, kể từ ngày 9/2/2021, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ GD&ĐT cho phép học sinh có thể lựa chọn làm ngoại ngữ thứ nhất (hệ 10 năm thí điểm). 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm