Học sinh tốt nghiệp lớp 9 thành thạo nghề bếp sau 3 năm
(Dân trí) - Nhiều học sinh lớp 9 thẳng tiếp lên Trường Trung cấp Việt Giao sau 3 năm đã trở thành những đầu bếp tài ba làm việc tại các nhà hàng, khách sạn 3-5 sao hoặc tự lập nghiệp bằng việc mở quán kinh doanh ẩm thực. Một số bạn chọn hướng liên thông CĐ, ĐH với thời gian rút ngắn chỉ trong 1-2,5 năm hoặc xuất khẩu lao động nước ngoài.
Học trung cấp nghề từ THCS để sớm thành công
Chưa đầy 2 năm theo học ngành Quản trị Bếp - Ẩm thực nhưng Trịnh Xuân Hoàng có thể đảm nhận vị trí đầu bếp tại một nhà hàng lớn ở Bình Dương. Với niềm đam mê và quyết tâm khởi nghiệp, mới 18 tuổi, Xuân Hoàng còn tự mở quán ăn của riêng mình. Đây cũng là gương mặt xuất sắc giành giải tư nghề nấu ăn tại kỳ thi “Tay nghề trẻ” năm 2016 và giải nhì trong “Giao lưu văn hóa ẩm thực Việt Nam - New Zealand”.
Còn Nguyễn Hoài Bảo cách đây 3 năm cũng chỉ là một học sinh (HS) vừa tốt nghiệp THCS. Bảo quyết tâm theo đuổi đam mê trở thành đầu bếp tại trường Việt Giao. Ngay sau khi tốt nghiệp, Bảo được nhận vào làm tại một nhà hàng 4 sao ở quận 1 với mức lương trên 6 triệu đồng/tháng. Nghề bếp là một môn nghệ thuật về nấu nướng, bày trí các món ăn, quan trọng hơn trình độ văn hóa hay độ tuổi, nghề này đòi hỏi sự siêng năng và lòng đam mê.
Việt Giao đã có chương trình đào tạo bếp trưởng
Chương trình đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp, bếp trưởng được trường thiết kế riêng cho HS tốt nghiệp lớp 9. HS sẽ được học với những đầu bếp nhiều kinh nghiệm, các chuyên gia ẩm thực, được thực hành xuyên suốt quá trình học. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với các đầu bếp nổi tiếng như: đầu bếp Thái Lan Panumas, vua đầu bếp New Zealand - Vanessa Baxter... Các chương trình giao lưu ẩm thực quốc tế được nhiều HS hào hứng thi thố tài năng như: Giao lưu văn hóa ẩm thực Việt Nam - New Zealand, trao đổi kinh nghiệm với Hiệp hội các trường dạy nghề quốc tế INEW...
Trong kỳ thi “Tay nghề trẻ TP.HCM”, Việt Giao có đến 6 đầu bếp đạt giải cao. Trong đó, 5/6 chỉ mới 16-17 tuổi và là những HS THCS mới học bếp chưa tròn 1 năm. Bằng chứng thực tế là HS sau khi tốt nghiệp tại trường được các nhà hàng, khách sạn đánh giá cao tay nghề và đặt hàng tuyển dụng. Nhiều bạn chọn xuất khẩu lao động ở nước ngoài hoặc trở thành “ông chủ” khi tuổi đời còn rất trẻ.
Cùng Việt Giao tạo lập tương lai bền vững
Bạn Nam An đang học chương trình liên thong tại một trường ĐH tại TP.HCM, cách đây 3 năm sau khi tốt nghiệp THCS học hết lớp 9 bạn đã đăng ký xét tuyển ngành Quản trị Bếp - Ẩm thực tại trường Trung cấp Việt Giao. Bạn chia sẻ: “Trong khi chương trình đào tạo em đang học ở ĐH thì thiên về lý thuyết thì ở bậc trung cấp em học trước kia chủ yếu là thực hành. Nhờ có 3 năm học trung cấp em đã có tay nghề thành thạo, không còn lo lắng chuyện không tìm được việc làm trong tương lai”. Thực tế hiện nay cho thấy, việc định hướng cho HS lớp 9 học lên trung cấp, sau đó liên thông lên CĐ-ĐH chính là một cách hiệu quả để đảm bảo tương lai nghề nghiệp và tiết kiệm hiệu quả chi phí, thời gian học tập. Phương thức học này giúp cho em có thể lấy bằng ĐH một cách nhanh chóng khi mới hơn 20 tuổi.
Chỉ sau 3 năm học trung cấp, HS lớp 9 có thể hoàn thành được chương trình hoàn chỉnh văn hóa THPT và học nghề. Học lớp 10, 11, 12 ở các trường cấp 3 các em sẽ phải học lượng kiến thức văn hóa khổng lồ và học xong sẽ quên ngay vì không ứng dụng được vào thực tế. Trong khi đó, HS tại trường Việt Giao được học những kiến thức cơ bản nhất chỉ với 6 môn Văn, Lý, Hóa, Toán, Sử, Địa. HS không bị đóng khung trong phòng học mà được học thực tế qua nhiều chuyến kiến tập tại các thành phố du lịch, nhà hàng, khách sạn cao cấp và cả những cuộc thi tay nghề…
Định hình sớm nghề nghiệp từ năm lớp 9, học trung cấp và đi làm sau 3 năm giúp các bạn trẻ có mục tiêu phấn đấu rõ ràng với một ngành nghề phù hợp. Sau đó, liên thông lên CĐ-ĐH sẽ giúp HS tiếp tục nâng cao trình độ, thăng tiến trong công việc. Việc học ĐH trở lên hiệu quả hơn hết bằng từ những trải nghiệm thực tế, những đòi hỏi trong công việc, từ đó các em sẽ có động lực và mục tiêu rõ ràng hơn.
HS lớp 9 học chương trình Trung cấp giáo dục nghề nghiệp rồi liên thông lên ĐH chính là cách học tập đi tắt, đón đầu. HS không phải trải qua những kỳ thi căng thẳng với xác suất đậu rớt mà có một lộ trình để lấy bằng ĐH trong một thời gian ngắn và tương lai nghề nghiệp vững chắc hơn.
Hồng Nhung