1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Phần Lan - Việt Nam

Triển lãm nghệ thuật “100 năm - 100 tranh áp-phích”

(Dân trí) - Nằm trong Chương trình kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Phần Lan và Việt Nam, ngày 11/11, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Triển lãm nghệ thuật tranh áp-phích Phần Lan “100 năm - 100 tranh áp-phích”.

Rất đông các cá nhân, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham quan triển lãm
Rất đông các cá nhân, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham quan triển lãm.

Nghệ thuật tranh áp-phích Phần Lan phát triển từ cuối thế kỷ XIX cùng với các nước Châu Âu khác. Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, tranh áp-phích và quảng cáo chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa lãng mạn dân tộc và phong cách Jugend, như phong cách nghệ thuật mới ở Đông Âu.

Vào thập niên 1920, các nhà thiết kế Phần Lan chịu ảnh hưởng từ thuyết vị lai và xu hướng lập thể của Ý, thiết kế đồ họa của Pháp. Thập niên năm 1930, chủ nghĩa hiện đại bắt đầu thay thế chủ nghĩa lãng mạn dân tộc và chủ nghĩa cổ điển. Từ đây, một thế hệ mới các nhà thiết kế được đào tạo ở Phần Lan chiếm lĩnh vị trí hàng đầu.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, việc giảng dạy ngành đồ họa ứng dụng bắt đầu trở lại ở Phần Lan. Thập niên 1950, mang đến “làn gió mới” khi tranh áp-phích được vẽ màu và gắn với thời đại thương mại hóa mới. Những tấm áp-phích đẹp nhất thâp niên 1960-1970 được thiết kế trong bối cảnh có tính xã hội và ý thức hệ, ngôn ngữ thị giác đơn giản nhằm tối đa hóa sự ảnh hưởng. Năm 1975, Bảo tàng tranh áp-phích Lahti - Phần Lan được thành lập. Cũng trong năm 1975, triển lãm tranh áp-phích mang tầm quốc tế được tổ chức định kỳ hai năm một lần.

Triển lãm nghệ thuật tranh áp-phích Phần Lan “100 năm - 100 tranh áp-phích” được tổ chức tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, với 100 tác phẩm tranh áp-phích được trưng bày của 52 tác giả được sáng tác từ đầu thế kỷ XX.

Số tác phẩm tranh áp-phích được trưng bày tại triển lãm lần này nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng tranh áp-phích Lahti - Phần Lan với nhiều chủ đề khác nhau như: Tuyên truyền cho Đại hội Thể thao Olympic ở Helsinki năm 1952, cổ động chống ma túy, bảo vệ môi trường, ngành du lịch…

Triển lãm do nhà thiết kế đồ họa Pia Kaikonen thực hiện và các tác phẩm trưng bày do ông Kari Savolainen - Quản lý Bảo tàng tranh áp-phích Lahti giới thiệu từ bộ sưu tập của Bảo tàng.

Triển lãm nhằm giới thiệu cho người xem những nét đặc sắc về văn hóa cũng như kinh tế - thương mại của đất nước Phần Lan, góp phần làm tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, thân ái giữa nhân dân 2 nước Phần Lan - Việt Nam nói chung và với tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Triển lãm sẽ kéo dài 5 ngày, từ ngày11 đến ngày 15/11 và mở cửa tự do từ 8h đến 16h hàng ngày.

Một số tranh áp-phích nổi bật tại triển lãm được PV Dân trí ghi lại:

Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.

Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.

Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.
Hầu như bức tranh áp-phích nào cũng thu hút người xem.

Viết Hảo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm