1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Thất bại của Tomorrowland phơi bày mặt trái Hollywood

(Dân trí) - “Tomorrowland” có thể xem như tác phẩm hiếm hoi ngốn kinh phí khổng lồ - khoảng 180 triệu đô - mà những nhân vật hay câu chuyện của nó chưa từng được công chúng biết đến.

Tuần thứ tư của tháng Năm năm 2015 đã trở thành một trong những ngày đi vào lịch sử phòng vé. Theo Rentrak, chỉ tính riêng năm nay, doanh thu trung bình mà ngành công nghiệp điện ảnh gặt hái được giữa thứ Sáu và thứ Hai chỉ riêng tại Bắc Mỹ ước tính đạt 190 triệu đô. Đó là có số thấp nhất kể từ năm 2001 dến giờ, càng thảm hại hơn nữa khi biết rằng giá vé trung bình đã tăng 44% trong thời gian đó.

Cảnh trong Tomorrowland.
Cảnh trong Tomorrowland.

Lý do quan trọng nhất để giải thích cho sự thất bại đó là do phần ra mắt đáng thất vọng của “Tomorrowland”, bom tấn duy nhất phát hành cuối tuần rồi và là một tác phẩm hiếm hoi từ Walt Disney trở thành bom xịt. Mượn ý tưởng từ khu vui chơi tại Disneyland nhưng vẫn xây dựng một kịch bản gốc, bộ phim khoa học viễn tưởng này đã nhận được những ý kiến trái chiều sau khi ra rạp và chỉ đạt doanh thu 41,7 triệu đô sau 4 ngày công chiếu.

Cùng kỳ năm ngoái, “X-Men: Ngày cũ của tương lai” có doanh thu đạt 110.6 triệu đô, trước nữa “Fast & Furious 6”cũng mở đầu ấn tượng với 97,4 triệu đô.

“Tomorrowland” có thể xem như tác phẩm hiếm hoi ngốn kinh phí khổng lồ - khoảng 180 triệu đô - mà những nhân vật hay câu chuyện của nó chưa từng được công chúng biết đến. Như “Kỵ sĩ cô độc” và “John Carter”. những bom tấn khác của Disney khởi nguồn từ các sản phẩm thương mại, “Tomorrowland” gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khán giả.

Walt Disney, công ty đứng sau “Tomorrowland”, vốn luôn phải đương đầu với việc phát hành các thương hiệu mới, mặc dù họ làm rất tốt với các tác phẩm chuyển thể từ hoạt hình như “Maleficent” và “Cinderella”.

Một phần dẫn đết thất bại của bộ phim là phân loại PG (phim dành cho gia đình). Đạo diễn Brad Bird và George Clooney không phải là những cái tên hút các gia đình. Và cũng chỉ có 30% khán giả ngày thứ Bảy đi xem theo gia đình, theo một điều tra.

“Tôi nghĩ một câu chuyện gốc sẽ truyền từ tai cặp cha mẹ này đến cặp cha mẹ khác”, phó giám đốc phân phối của Disney Dave Hollis lên tiếng. “Mọi chuyện đều là bí ẩn. Bạn sẽ không biết cụ thể được việc gì.:

“Tomorrowland” là một tác phẩm gốc và lúc nào những tác phẩm kiểu đó cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Để có thể thành công trên mặt trận thương mại, những tác phẩm làm lại, những phần tiếp luôn luôn là một lựa chọn an toàn. Khá giả háo hức đón chờ trận chiến tiếp theo trong “Star Wars” hay “Fast & Furious” hơn là ra rạp với một câu chuyện mới và không biết điều gì sẽ xảy ra.

“Hollywood không chơi trò may rủi”, nhà phân tích doanh thu Jeff Bock khẳng định.

Mặc dù có một cuối tuần đáng thất vọng, Hollywood vẫn có quyền hy vọng cao vào phần còn lại của mùa hè với các tác phẩm như “Jurassic World,” “Terminator: Genisys,” “Mission Impossible: Rogue Nation” và “Minions”, các bộ phim tự nó đã có một số lượng người hâm mộ vững chắc.

Ngài Hollis cũng hy vọng rằng “Tomorrowland” sẽ thể hiện tốt hơn vào tuần tới. Cũng không có bộ phim nào của Disney gắn mác gia đinh cho đến “Inside Out” vào 19 tháng Sáu.

Tuy nhiên, khán giả toàn cầu còn ít sẵn lòng chấp nhận những rủi ro đến từ một bộ phim lạ lẫm hơn Bắc Mỹ. “Tomorrowland” chỉ đạt được 26.7 triệu đô tại thị trường 65 nước.

Nga là nước có doanh thu cao nhất cũng chỉ đạt được 3.6 triệu đô khiêm tốn. Đối lập với nó, “Max điên” đã đạt được 6 triệu đô chỉ trong 3 ngày cuối tuần. Tại Anh, “Tomorrowland” ra mắt với 2.1 triệu đô trong khi “Max điên” vẫn giành được tới 4 triệu đô mặc dù đã ra mắt được một tuần.

“Chúng tôi còn ít hy vọng hơn ở thị trường quốc tế, nhưng dù sao vẫn còn quá sớm để nhận xét rằng khán giả thực sự cảm thấy gì”, Hollis chia sẻ và lạc quan chỉ ra rằng bộ phim có ra mắt khá ấn tượng tại Trung Quốc vào thứ Ba.

Tại đây, “Tomorrowland” đã đánh bại một cách nhẹ nhàng “Pitch Perfect 2” với 37.9 triệu đô. Phần tiếp theo của bộ phim nhạc kịch thu được 125.4 triệu đô tại thị trường nội địa và 187.1 triệu đô toàn cầu.

Một tác phẩm mới đã ra rạp cuối tuần vừa rồi là tác phẩm làm lại của bộ phim kinh dị kinh điển năm 1982 “Polergeist” được phát hành bởi 21st Century Fox cùng sự góp vố đến từ MGM. Nó thu được 26.5 triệu đô, con số khá khả quan nếu so với 35 triệu đô kinh phí.

 Hải Anh