Phong tục đón Tết ở một số nước trên thế giới
(Dân trí) - Các dân tộc trên thế giới đều có những ngày Tết độc đáo của riêng mình. Lễ mừng năm mới luôn là một dịp của vô số những cuộc vui tưng bừng thú vị được diễn ra.
Ở Ba Lan: Ngày đầu năm còn là ngày hội hoá trang. Đàn ông ăn mạc như đàn bà đeo mặt nạ trùm kín đầu, trẻ con vẽ thêm râu, thêm tai dài... để cho mọi người không thể nhận ra.
Ở Canada: Đón năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà, họ cho rằng núi tuyết có thể ngăn được ma quỷ và năm mới được bình yên.
Ở Cu ba: Đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào... đến 12 giờ khuya để lấy hên. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phảt nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.
Ở châu Mỹ: Có phong tục chung là sắp tới năm mới các gia đình thường chọn ba củ khoai tây giống nhau. Một củ gọt sạch vỏ, một củ gọt một nửa vỏ và một củ để nguyên không gọt, cả ba củ được mang đặt dưới gần giường đợi đến lúc giao thừa người chủ quờ tay nhặt ra để đoán số mệnh. Nếu nhặt được củ nguyên vỏ là điều may, nửa vỏ là điềm bình thường và được củ sạch vỏ thì coi như gặp điềm xúi quẩy.
Đón Tết ở Hi Lạp (2005). |
Ở Côlômbia: Trước ngày năm mới một hôm, mỗi đường phố đều có treo một hình nộm (biểu thị năm cũ). Đến giao thừa, mọi người đi phá hình nộm. Sau đó chúc mừng lẫn nhau, cùng ca hát nhảy múa tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới.
Ở Đức: Đêm giao thừa, mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành. Các củ hành được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào. Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm. Ở các vùng nông thôn Đông Đức cũ người dân còn có tục lệ đổ chì nóng lên một cái thìa rồi ném xuống nước, sau đó vớt chì lên, căn cứ theo hình dáng màu chì người ta tiên đoán trong năm làm ăn phát đạt hay thất bại. Vào lúc giao thừa người ta... bắn đại bác khắp nơi để xua đuổi ma quỷ và đón chào năm mới.
Ở Hy Lạp: Ngày đón năm mới mọi người ôm đá qua cửa nhà mình cầu cho sang năm mới được mùa, cầu cho cuộc sống năm mới hạnh phúc.
Ở Mianam: Người dân coi nước tượng trưng cho hạnh phúc. Ngày đón năm mới, mọi người đều ăn mặc đẹp để làm lễ xúc nước. Lễ xúc nước giúp cho họ tránh được bệnh tật trong năm mới.
Ở Nga: Một cây thông to được đặt ở quảng trường cung điện Krem li (Matxcơva). Đến 12 giờ đêm giao thừa, ông già nôel xuất hiện bên cạnh nàng công chúa tóc vàng diễm lệ, vai mang túi quà để phân phát cho trẻ em và cùng nhau nhảy múa dưới cành thông. Ngay đầu năm mới người dân có tục tặng bánh mì và muối cho khách quý.
Đón Tết ở Ca na da. |
Ở Pakixtan: Ngày xuân mới, người dân thường rắc phấn hồng lên bục cửa, hình thành dòng chữ “chúc mừng năm mới”. Trên trán mỗi người có quét phấn hồng biểu thị niềm vui đón xuân.
Ở Tây Ban Nha: Trước khi đón năm mới mọi người không được cười trong 5 ngày. Qua 5 ngày đó phải luôn cười lớn để đón năm mới và vào đúng giờ giao thừa người nào ăn xong 12 quả nho sẽ được hưởng hạnh phúc cả năm.
Ở Thuỵ Sĩ: Ngày tết, người dân kết thành một hội trèo lên đỉnh núi tuyết, đứng trên cao, giữa khoảng không thi nhau hò hét để tống tiễn năm cũ. Đón chào năm mới.
Ở Ucraina: Sáng mồng 1, nông dân Ucraina thường đem thóc và ngô rắc xung quanh nhà để cầu mong một năm mới bội thu.
Trịnh Minh Thuyết (st)