Những tác phẩm đột phá làm thay đổi cả nền điện ảnh

(Dân trí) - Khác với nhiều bộ phim hiện nay được làm với mục tiêu chạy theo lợi nhuận, trong lịch sử điện ảnh thế giới đã chứng kiến không ít các tác phẩm đột phá và tạo ra bước ngoặt làm thay đổi cả xu hướng phát triển chung của bộ môn nghệ thuật thứ bảy.

Tác phẩm vĩ đại “2001: A space Odyssey” (1968) của Stanley Kubrick đã đánh dấu một đỉnh cao mới của điện ảnh khi mô tả đầy bất ngờ về những cuộc hành trình khám phá vũ trụ. Ngoài việc diễn tả hết sức chi tiết về sự sống bên trong tàu vũ trụ, bên ngoài không gian cũng như các thiết kế công nghệ đi trước thời đại tới hàng thập kỷ, “2001: A space Odyssey” chính là tác phẩm tiên phong mở ra các khái niệm về tiến hóa, sự sống ngoài hành tinh và trí thông minh nhân tạo cho dòng phim khoa học viễn tưởng.
Tác phẩm vĩ đại “2001: A space Odyssey” (1968) của Stanley Kubrick đã đánh dấu một đỉnh cao mới của điện ảnh khi mô tả đầy bất ngờ về những cuộc hành trình khám phá vũ trụ. Ngoài việc diễn tả hết sức chi tiết về sự sống bên trong tàu vũ trụ, bên ngoài không gian cũng như các thiết kế công nghệ đi trước thời đại tới hàng thập kỷ, “2001: A space Odyssey” chính là tác phẩm tiên phong mở ra các khái niệm về tiến hóa, sự sống ngoài hành tinh và trí thông minh nhân tạo cho dòng phim khoa học viễn tưởng.
Là tác phẩm đầu tiên được thực hiện dưới định dạng 3D, Avatar của đạo diễn James Cameron thực sự đã mở ra cả một kỷ nguyên mới cho điện ảnh Hollywood. Không chỉ mô phỏng thành công một vài nhân vật, hình thái viễn tưởng, James Cameron đã khai sinh ra cả một hành tinh trên màn bạc đồng thời tiên phong đi đầu cho một thời đại công nghệ kĩ thuật số hoàn toàn mới.
Là tác phẩm đầu tiên được thực hiện dưới định dạng 3D, "Avatar" của đạo diễn James Cameron thực sự đã mở ra cả một kỷ nguyên mới cho điện ảnh Hollywood. Không chỉ mô phỏng thành công một vài nhân vật, hình thái viễn tưởng, James Cameron đã "khai sinh" ra cả một hành tinh trên màn bạc đồng thời tiên phong đi đầu cho một thời đại công nghệ kĩ thuật số hoàn toàn mới.
Để thực hiện “Boyhood”, đạo diễn Richard Linklater đã sử dụng cùng một dàn diễn viên để ghi lại những thay đổi chân thực về ngoại hình và tâm lý của nhân vật trong suốt 12 năm. Canh bạc làm phim kéo dài ròng rã ấy đã thu về sự tán tưởng tuyệt đối từ giới phê bình cũng như để lại chất tinh tế, gợi cảm có sức neo đậu rất sâu, rất lâu trong tâm trí của những người yêu điện ảnh.
Để thực hiện “Boyhood”, đạo diễn Richard Linklater đã sử dụng cùng một dàn diễn viên để ghi lại những thay đổi chân thực về ngoại hình và tâm lý của nhân vật trong suốt 12 năm. Canh bạc làm phim kéo dài ròng rã ấy đã thu về sự tán tưởng tuyệt đối từ giới phê bình cũng như để lại chất tinh tế, gợi cảm có sức neo đậu rất sâu, rất lâu trong tâm trí của những người yêu điện ảnh.
Kiệt tác điện ảnh “Rashomon” (1950) thực sự là bộ phim của những cách tân độc đáo với lối kể truyện phá vỡ trình tự truyền thống và đi theo góc nhìn của các nhân vật. Bộ phim không chủ định khám phá sự thật, mà ngược lại, cho thấy tính phức tạp và khó nhận diện của chân lý. Ra đời từ hơn nửa thế kỉ trước nhưng chưa khi nào “Rashomon” vắng bóng trong danh sách những tác phẩm kinh điển và đây cũng chính là bộ phim đưa điện ảnh Nhật Bản ra với thế giới.
Kiệt tác điện ảnh “Rashomon” (1950) thực sự là bộ phim của những cách tân độc đáo với lối kể truyện phá vỡ trình tự truyền thống và đi theo góc nhìn của các nhân vật. Bộ phim không chủ định khám phá sự thật, mà ngược lại, cho thấy tính phức tạp và khó nhận diện của chân lý. Ra đời từ hơn nửa thế kỉ trước nhưng chưa khi nào “Rashomon” vắng bóng trong danh sách những tác phẩm kinh điển và đây cũng chính là bộ phim đưa điện ảnh Nhật Bản ra với thế giới.
“Metropolis”, tác phẩm điện ảnh kinh điển thuộc thể loại khoa học viễn tưởng ra đời vào năm 1927 vẫn luôn được xem là một trong những bộ phim có ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là bộ phim câm tốn kém nhất trong lịch sử. Mâu thuẫn gay gắt trong cốt truyện, hình tượng nhân vật, bối cảnh và cả hiệu ứng âm thanh xuất sắc của “Metropolis” đều đã trở thành mẫu mực, khuôn thước cho nhiều tác phẩm đời sau học tập.
“Metropolis”, tác phẩm điện ảnh kinh điển thuộc thể loại khoa học viễn tưởng ra đời vào năm 1927 vẫn luôn được xem là một trong những bộ phim có ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là bộ phim câm tốn kém nhất trong lịch sử. Mâu thuẫn gay gắt trong cốt truyện, hình tượng nhân vật, bối cảnh và cả hiệu ứng âm thanh xuất sắc của “Metropolis” đều đã trở thành mẫu mực, khuôn thước cho nhiều tác phẩm đời sau học tập.
Loạt phim “Star wars” kể về những cuộc phiêu lưu của các nhân vật tại một thiên hà xa xôi không chỉ gặt hái được nhiều thành công về mặt thương mại mà còn trở thành bộ sử thi điện ảnh có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều mặt của nền văn hoá Hoa Kỳ. Trước phần phim đầu tiên của “Star wars”, “A new hope” hồi năm 1977, phần lớn kĩ xảo điện ảnh trong các bộ phim tại Hollywood vẫn chỉ mới dừng lại ở phương pháp thủ công như dàn dựng bối cảnh với tỉ lệ thu nhỏ hay sử dụng mô hình người đóng còn đồ hoạ vi tính vẫn là một khái niệm khá xa vời cả về kinh phí sản xuất cũng như nhân lực thực hiện. Chính “Star wars” đã đi tiên phong trong việc sử dụng đồ hoạ vi tính để bổ trợ cho những hạn chế của kĩ xảo điện ảnh kiểu truyền thống và không chỉ góp phần thay đổi cách làm phim tại Hollywood, “Star wars” còn trở thành tượng đài của dòng phim hành động, khoa học viễn tưởng và làm thay đổi cả dòng chảy phát triển của điện ảnh.
Loạt phim “Star wars” kể về những cuộc phiêu lưu của các nhân vật tại một thiên hà xa xôi không chỉ gặt hái được nhiều thành công về mặt thương mại mà còn trở thành bộ sử thi điện ảnh có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều mặt của nền văn hoá Hoa Kỳ. Trước phần phim đầu tiên của “Star wars”, “A new hope” hồi năm 1977, phần lớn kĩ xảo điện ảnh trong các bộ phim tại Hollywood vẫn chỉ mới dừng lại ở phương pháp thủ công như dàn dựng bối cảnh với tỉ lệ thu nhỏ hay sử dụng mô hình người đóng còn đồ hoạ vi tính vẫn là một khái niệm khá xa vời cả về kinh phí sản xuất cũng như nhân lực thực hiện. Chính “Star wars” đã đi tiên phong trong việc sử dụng đồ hoạ vi tính để bổ trợ cho những hạn chế của kĩ xảo điện ảnh kiểu truyền thống và không chỉ góp phần thay đổi cách làm phim tại Hollywood, “Star wars” còn trở thành tượng đài của dòng phim hành động, khoa học viễn tưởng và làm thay đổi cả dòng chảy phát triển của điện ảnh.

Dung Nhi

Theo IN