1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

(Dân trí) - Sáng 11/2 (nhằm 20 tháng Giêng), đông đảo người dân từ khắp nơi đã đổ về di tích lịch sử văn hóa Bùi Hữu Nghĩa tại quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) để dự lễ giỗ kỷ niệm 140 năm ngày mất của ông.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, dù chương trình lễ giỗ 8h mới diễn ra nhưng từ sáng sớm đã có hàng trăm người dân từ khắp nơi đổ về dự lễ làm cho không khí ngày giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa hết sức sôi nổi.

Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 1
Đông đảo người dân và chính quyền địa phương tham dự lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Nhiều người dân ở tận Đồng Nai (quê hương của phu nhân Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) cũng về dự. Họ chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, đến ngày giỗ của cụ thủ khoa 20 tháng Giêng âm lịch là người dân chúng tôi chuẩn bị đầy đủ những lễ vật để dâng cúng cho cụ, bày tỏ lòng tôn kính một danh nhân văn hóa yêu nước. Từ Đồng Nai, chúng tôi phải đi từ khuya để về Cần Thơ cho kịp giờ lễ”.

Ông Bùi Hữu Khương (cháu 4 đời của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) sáng nay cũng được người thân dẫn đến khu mộ để thắp nén hương cho cụ Thủ khoa. Người nhà của ông Khương cho biết, dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn đều đặn hàng năm, ông Khương đòi con cháu đưa ông đi bày tỏ lòng thành kính, “uống nước nhớ nguồn” của dòng họ. Hình ảnh ông Khương chống gậy, tay run run cầm nén nhang đến thắp cho người quá cố đã khiến nhiều người có mặt tại buổi lễ xúc động.

Qua quan sát của PV, lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được tổ chức đúng nghi thức của một buổi lễ giành cho các bậc danh nhân văn hóa. Các cụ cao niên tại địa phương đến hành lễ với những bài chầu, đưa rước linh cửu người mất, bày bàn vật lễ tế…thể hiện một không khí rất trang nghiêm.

Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 2
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 3
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 4
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 5
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 6
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 7

                                                                                Lễ giỗ được tổ chức với đầy đủ những nghi thức trang nghiêm

Tại buổi lễ, lãnh đạo UBND phường Bũi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) đã ôn lại tiểu sử của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Trong bài phát biểu của chính quyền địa phương có nhấn mạnh: Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là một trong những nhà thơ yêu nước cuối thế kỷ XIX có uy tín lớn trong xã hội. Cụ là một trong 4 “Rồng vàng” ở đất Nam Bộ. Tên tuổi cụ gắn liền với phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta trên mảnh đất Nam kỳ lục tỉnh. Hơn 1 thế kỷ trôi qua, tên tuổi của cụ vẫn tỏa sáng về tinh thần đấu tranh chống áp bức, bốc lột, cường quyền, quan điểm tiến bộ về quần chúng, về đoàn kết dân tộc, về vấn đề phụ nữ, vượt xa khuôn khổ nho giáo phong kiến đương thời.

Qua bài phát biểu, bà Nguyễn Lê Như Anh- phó chủ tịch UBND phường Bùi Hữu Nghĩa, khẳng định: “Tấm lòng yêu nước, thương dân của danh nhân văn hóa Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là tấm gương sáng về đạo làm người cho mỗi chúng ta học tập”.

Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 8
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 9
Hàng trăm người dân từ già đến trẻ từ khắp nơi đổ về thắp hương cho Thủ khoa trong ngày giỗ
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 10
Lãnh đạo chính quyền địa phương...
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 11
Sỹ quan quân đội...
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 12
em nhỏ....
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 13
Ông Bùi Hữu Khương (áo trắng bên phải) cháu 4 đời của Thủ khoa đến thắp hương tưởng niệm

Hiện nay tại quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có một ngôi trường vinh dự được mang tên danh nhân văn hóa này, đó là Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Hiệu trưởng nhà trường- ông Phan Trữ thay mặt giáo viên và học sinh của trường nhấn mạnh tại buổi lễ: “Vinh dự tự hào được giảng dạy và học tập dưới mái trường mang tên cụ, thời gian qua thầy trò của trường đã không ngừng phấn đấu học tập rèn luyện mình. Chúng tôi sẽ tập trung xây dựng trường ngày càng văn minh hiện đại, thực hiện tốt sự nghiệp trồng người, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương phát triển xứng đáng với tên tuổi của một danh nhân văn hóa, vị anh hùng của dân tộc mà trường vinh dự mang tên”.

Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 14
Học sinh Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa đến thắp hương cho danh nhân văn hóa
Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 15
Ngôi trường tại quận Bình Thủy (Cần Thơ) vinh dự mang tên Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Đông đảo giáo viên và học sinh của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa cũng đã đến thắp hương tại mộ của cụ để bày tỏ tấm lòng thành kính của thế hệ sau.

Kỷ niệm 140 năm ngày mất Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - 16
Khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đang được xây dựng, tôn tạo hoành tráng tọa lạc tại phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh năm 1807 tại làng Long Tuyền, phủ Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh (nay là phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) trong một gia đình nghèo. Năm 1835, Bùi Hữu Nghĩa đỗ đầu kỳ thi Hương ở Gia Định vì thế ông được gọi là Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Sau đó ông ra làm quan dưới triều đình nhà Nguyễn.

Tên tuổi của ông gắn liền với vụ án Láng Thé năm 1848 khi đứng lên bênh vực cho bà con người dân tộc người Khmer bị bọn địa chủ cậy quyền thế ức hiếp. Một số quan lại ghanh ghét, xu nịnh đã gửi sớ lên triều đình tố cáo ông xúi giục dân Khmer làm loạn. Ông bị triều đình kết án tội chết. Biết tin dữ, vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn đã lên kinh đô gặp vua rửa oan cho chồng. Sau đó ông được tha vô tội nhưng phải ra trấn giữ biên ải.

Vài năm sau, ông cáo quan về quê ở làng Long Tuyền mở trường dạy học, làm thơ, hốt thuốc chữa bệnh cứu người. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Ông đã cầm bút thay gươm làm thơ kêu gọi, cổ vũ tinh thần kháng chiến Cần Vương của nhân dân ta và lên án quân xâm lược. Năm 1872, ông lâm bệnh rồi qua đời, thọ 65 tuổi.

Khu di tích lịch sử văn hóa mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa hiện nay tại phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch  xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

 
Huỳnh Hải

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm