1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Em có hay trời buồn, trời chuyển mưa đó không?

(Dân trí) - Nhà văn Vũ Thành Sơn muốn người đọc bức bối, suy tư trong truyện ngắn của mình.

Nhà văn Vũ Thành Sơn vừa chính thức ra mắt tập truyện ngắn với tên gọi “Em có hay trời buồn, trời chuyển mưa đó không?” tại trung tâm Tân Thư, TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của: nhà văn Mai Sơn, nhà thơ Trần Tiến Dũng, nhà văn Nguyễn Việt, nhà văn Lê Thị Thanh Xuân… cùng nhiều người yêu mến ông.

Dù là buổi giới thiệu quyển sách mới của mình, nhà văn Vũ Thành Sơn không vội vã chia sẻ, tâm tình những chất liệu tạo nên tập truyện ngắn “Em có hay trời buồn, trời chuyển mưa đó không?”. Ông lắng nghe những ý kiến, những câu hỏi “bức xúc” của nhà thơ Trần Tiến Dũng để mở đầu buổi “đàm đạo” văn chương của các “ông bạn già” với nhau: “Khi tôi đọc tập truyện ngắn, tôi nói với vợ mình, tại sao anh Sơn lại có thể viết ra những câu truyện ngắn chữ nghĩa đơn giản, dễ dàng mà lại gieo vào trong lòng người đọc nhiều điều bức bối, anh không chịu cho tình tiết để giải thích. Phải chăng truyện ngắn hiện đại muốn cho độc giả tham gia vào để cùng tư duy? Không nhằm vào đối tượng miêu tả mà đó là sự hôn phối giữa nhà văn và người đọc để sản sinh ra những đứa con suy tư?”.

Em có hay trời buồn, trời chuyển mưa đó không? - 1

Trước đó, nhà văn Mai Sơn cũng có chia sẻ: “Văn phong của Vũ Thành Sơn sẽ khiến nhiều độc giả thiếu kiên nhẫn rời bỏ những trang ghi chép hiện tượng luận lạnh lùng của mình đồng thời kéo những đọc giả bình tĩnh khác ở lại, đọc , rồi trầm tư với câu hỏi ‘Bí mật của nhà văn là gì khi với một câu chuyện không gay cấn kịch tính nhưng thông thường nhưng nó làm ra khoái cảm khi đọc, và muốn đọc lần nữa ngay khi truyện kết thúc?”.

Em có hay trời buồn, trời chuyển mưa đó không? - 2

Để trả lời những câu hỏi trên, nhà văn Vũ Thành Sơn cũng đưa ra nhiều ví dụ từ các câu truyện của nhà văn nước ngoài như Borges, nhà văn vĩ đại người Argentina để trả lời cho khuyh hướng văn chương tiếp cận khán giả của mình là trần thuật, miêu tả mạch lạc, một sự sắp đặt tình cờ, hơi thở hiện đại, đào sâu vào nỗi niềm nhân sinh và có lối dẫn để người đọc “nhập tâm” tự tạo kết thúc cho riêng mình.

Bên cạnh đó, Vũ Thành Sơn cũng cho biết thêm: “Sự chọn lựa để đặt tựa cho tập truyện ngắn là một phần ngẫu nhiên, nhưng trên hết, có lẽ vì tôi thích lời bài hát của Chuyện hẹn hò”.

KL