1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Điện ảnh Việt Nam và cơ hội phủ sóng mọi nhà

Với phương thức phát hành mới, các phim điện ảnh “hot” nhất trong nước không chỉ xuất hiện duy nhất ngoài rạp chiếu, mà còn đổ bộ lên màn ảnh nhỏ để đông đảo khán giả truyền hình có thể thưởng thức trong thời gian nhanh nhất.

Những bộ phim nổi bật, có doanh thu phòng vé cao được lựa chọn để phát sóng tới đông đảo khán giả truyền hình.
Những bộ phim nổi bật, có doanh thu phòng vé cao được lựa chọn để phát sóng tới đông đảo khán giả truyền hình.

“Cuộc cách mạng” thay đổi hệ thống phát hành phim

Trước đây, các phim điện ảnh Việt thường có “vòng đời” rất ngắn. Chỉ một thời gian ngắn sau chiếu rạp, các tác phẩm này thường sẽ “rơi vào quên lãng”, bất chấp thực tế, nhiều khán giả chưa có cơ hội hoặc không có điều kiện được thưởng thức tại rạp. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các nhà sản xuất phim Việt Nam. Để nâng tầm điện ảnh Việt, các nhà sản xuất cần một phương thức phát hành để các tác phẩm được tiếp cận với đông đảo khán giả.

Nắm bắt được thực tế này, năm 2015, K+ - nhà đài sở hữu nhiều bản quyền lớn về thể thao quyết định đầu tư mạnh vào nội dung điện ảnh Việt với chiến lược đưa những phim Việt chiếu rạp lên sóng truyền hình trong thời gian ngắn nhất. Chỉ sau một năm thực hiện, nhiều cái tên đình đám như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Quyên”, “Em là bà nội của anh” “Chàng trai năm ấy”, “Scandal: Hào quang trở lại”, hay mới nhất là “Yêu” và “Siêu trộm” đã tiếp cận được với đông đảo khán giả truyền hình.

Thông qua chiến lược này, K+ hướng tới đa dạng hoá lựa chọn nội dung cho thuê bao, đồng thời “giải bài toán” phát hành cho các nhà sản xuất phim. Bằng thỏa thuận với các hãng phim lớn như: CJ E&M, CJ CGV, Galaxy, Platinum hay BHD, K+ đầu tư cho các tác phẩm điện ảnh ngay từ khâu sản xuất và trở thành đơn vị độc quyền phát sóng các phim điện ảnh Việt Nam mới nhất trên truyền hình. Hướng đi này đang đưa K+ trở thành một “thương hiệu” khác biệt so với các kênh truyền hình thông thường của Việt Nam, giống như HBO đã làm được, với khẩu hiệu: “It’s not TV. It’s HBO” (Đó không phải là truyền hình, đó là rạp chiếu phim).

Bà Đinh Thanh Hương - tổng giám đốc của Galaxy Media & Entertainment cho biết: “Sự hợp tác của Galaxy M&E với K+ đã mở ra một khả năng mới, giúp bộ phim có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn, đời sống dài lâu hơn. Dù ở vùng sâu vùng xa, hay vì lý do gì đó không xem được phim ở rạp, khán giả vẫn có thể thoải mái cùng gia đình mình thưởng thức. Đối với điện ảnh Việt Nam nói chung, càng đông khán giả thì nhu cầu tái đầu tư vào phim càng lớn, khán giả càng có cơ hội được xem nhiều phim mới, điện ảnh Việt Nam càng có động lực phát triển”, bà Hương chia sẻ.

Với việc phát hành rộng rãi trên sóng truyền hình, nhiều bộ phim có giá trị nghệ thuật lớn đã tác động mạnh mẽ tới việc phát triển văn hóa, du lịch.
Với việc phát hành rộng rãi trên sóng truyền hình, nhiều bộ phim có giá trị nghệ thuật lớn đã tác động mạnh mẽ tới việc phát triển văn hóa, du lịch.

Những bộ phim điện ảnh Việt hay nhất cho khán giả truyền hình

Chị Nguyễn Hồng Lan, một khán giả 35 tuổi ở Quảng Bình, tâm sự: “Khi xem K+, tôi mong chờ nhất là khung giờ 20:00 tối thứ sáu cuối cùng của từng tháng trên K+1 để theo dõi các phim điện ảnh Việt Nam mới nhất. Ở chỗ chúng tôi chưa có rạp chiếu phim nên nếu muốn xem các phim mới thì chỉ có thể xem qua truyền hình. Thời gian qua, tôi có dịp được thưởng thức và thích rất nhiều phim hay như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Chàng trai năm ấy hay Em là bà nội của anh. Hè này, cả gia đình tôi đã quyết định vào Phú Yên nghỉ mát để thăm thú những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà đã xem trong bộ phim của đạo diễn Victor Vũ”.

Việc nhiều phim đình đám, chọn lọc về chất lượng của điện ảnh Việt Nam lên sóng K+ cho thấy ngoài việc tạo cơ hội xem cho nhiều người hơn, còn thúc đẩy cho ngành du lịch, dịch vụ, thời trang phát triển khi những vùng đất của Việt Nam, các thương hiệu trong nước có dịp “lăng xê” tên tuổi mạnh mẽ hơn trên diện rộng.

Ông Lương Công Hiếu, Tổng giám đốc hãng Film Plus đánh giá, Phần lớn các bộ phim K+ lựa chọn thuộc loại phim nổi bật và có doanh thu phòng vé cao. Điều này chứng tỏ sự nhạy bén của K+ trong việc lựa chọn các bộ phim phát sóng truyền hình. Theo ý kiến cá nhân tôi, mô hình hợp tác sản xuất và phát hành giữa các nhà sản xuất và đơn vị cung cấp truyền hình sẽ đem lại nhiều bộ phim có giá trị cho đông đảo khán giả Việt Nam và tác động mạnh mẽ tới văn hóa, du lịch”.

Theo lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông, để nâng cao chất lượng các chương trình nội dung, các đài truyền hình cần tăng cường nội dung mang tính đặc trưng địa phương, tránh nhạt nhòa và thiếu bản sắc như hiện nay. Thời gian qua, một số đơn vị truyền hình hiện nay đã đầu tư xây dựng các chương trình thật sự có chất lượng, tạo hiệu ứng lan tỏa cho đông đảo người dân thay vì các chương trình hời hợt, thiếu bản sắc dân tộc…

Thói quen xem truyền hình của khán giả cũng dần thay đổi. Trước đây một số người còn chấp nhận xem các bô phim hay những trận tường thuật bóng đá chất lượng thấp trôi nổi trên mạng, thì nay nhiều người đã chuyển sang sử dụng gói truyền hình chất lượng cao chỉ với 125.000 đồng/tháng của K+ để xem các phim, các chương trình thể thao có bản quyền, chất lượng cao trên TV hoặc các thiết bị số.