1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Cỗ chay mùa Vu Lan - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Mùa Vu Lan đến rồi, tâm điểm là lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 cũng đang cận kề. Mùa Vu Lan là thời điểm quan trọng trong năm, là dịp đặc biệt để con cái báo hiếu, khắc nhớ lòng biết ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và tổ tiên.

Trong thời gian này, nhiều người đã ăn chay, cúng mâm cỗ chay với mong muốn tích đức, thể hiện tấm lòng hiếu lễ. Ăn chay được nhiều người xem là cách báo hiếu đầy ý nghĩa trong mùa Vu Lan.

Khi nhắc đến hai từ Vu Lan, bất kỳ người con hiếu thảo nào cũng chợt se lòng, tĩnh tại, bởi lẽ Phật tính trong những tấm lòng hiếu hạnh một lần nữa được hâm nóng. Lễ Vu Lan khởi nguồn từ Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi ngạ quỷ. Trong ngày Lễ Vu Lan báo hiếu, người ta đặc biệt trân trọng ơn cha mẹ sinh thành, nhất là mẹ đã mang nặng đẻ đau và vất vả nuôi con. Cha mẹ sinh ra ta nhưng để có cha mẹ thì phải nhớ đến ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Vì thế trong mùa hiếu hạnh này mỗi người được nhắc nhở tìm về nguồn cội. Với những người còn cha mẹ thì thật hạnh phúc.

Tại nhiều gia đình, mùa Vu Lan là dịp để ông bà cha mẹ con cháu sum họp, cùng nhau dâng mâm cỗ chay lên ban thờ, cùng thưởng thức mâm cỗ chay cho tâm hồn thanh thản, nhẹ nhõm, thể hiện tấm lòng hiếu thảo luôn khắc nhớ công đức của cha mẹ, dòng họ, tổ tiên.

Cỗ chay mùa Vu Lan - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Cỗ chay mùa Vu Lan - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Theo quan niệm nhà Phật, tất cả chúng sinh đều luân hồi vì nghiệp chướng kiếp này mà kiếp sau có thể bị đầu thai làm súc sinh như: trâu, bò, gà, chó... Vào mùa Vu Lan mọi người ăn chay, không ăn thịt cá, không giết hại động vật, chúng sinh - là một hình thức từ bi đầy ý nghĩa, đem tâm đức đó để báo hiếu cha mẹ, tổ tiên và cũng là để giải nghiệp cho mình.

Nếu như trước đây quan niệm ăn chay chỉ dành cho phật tử thì ngày nay ăn chay trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Vào những ngày Rằm, mồng Một, hay ngày Lễ, ngày nghỉ cuối tuần, nhiều người đã chọn cách ăn chay, thưởng thức bữa cơm thanh đạm nhưng được chế biến ngon miệng. Người Hà Nội quan niệm ăn chay để mở rộng tình thương, bình đẳng với muôn vật, tránh luật nhân quả “ăn gì gặp nấy”. Ăn chay để thân thể khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt, nâng cao tính nhân hậu, có được cuộc sống thanh nhàn, tâm an. Trong tất cả những giá trị của muôn loài thì sự sống là giá trị nhất và cần được trân trọng nhất. Vì thế, ăn chay là một cách biểu hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống.

Người Hà Nội không chỉ lên chùa ăn chay mà còn ăn chay thường ngày như thói quen có lợi cho sức khỏe, một cách làm việc thiện.Các món chay đều được làm từ các loại củ, quả, nhưng được coi là cao lương mỹ vị trong sự đa dạng về nguyên liệu, cách chế biến, cầu kỳ trong cách bài trí… Được thưởng thức món ăn chay trong không gian thanh tịnh thì thật tuyệt. Vì vậy, giữa ồn áo náo nhiệt của Hà Nội hiện đại, khách hàng đã tìm đến Nhà Hàng chay Thiện Phát - điểm hẹn cho những ai thích thưởng thức Tinh hoa ẩm thực chay. Nằm trên hai con phố lớn đông đúc của trung tâm Hà Nội, số 16 Hàng Hành và 91 Lý Thường Kiệt, Nhà hàng chay Thiện Phát như nốt trầm trong bản hợp ca phố xá nhộn nhịp. Thiện Phát - nơi khởi nguồn của điều thiện. Dừng chân và bước qua cánh cửa gỗ của nhà hàng, sẽ có nhiều điều để thực khách khám phá và thưởng thức.

Nhà hàng chay Thiện Phát - tinh hoa ẩm thực chay Hà Thành
Nhà hàng chay Thiện Phát - tinh hoa ẩm thực chay Hà Thành

Với bàn tay khéo léo và tấm lòng hướng thiện, đầu bếp của Nhà hàng chay Thiện Phát đã dồn tâm huyết chế biến các món chay phong phú về hình thức, hấp dẫn trong từng hương vị đặc trưng. Nơi đây nấu món chay và ăn chay đã trở thành nghệ thuật. Món ăn chay của nhà hàng cũng đủ chua, cay, mặn ngọt với món canh, món mặn, món xào… Màu đỏ của cà rốt xen lẫn xanh của cải bắp, trắng của su hào và khuôn đậu chín, vàng vừa đẹp mắt, vừa ngon, lại đủ chất dinh dưỡng. Mâm cơm chay là kết tinh nghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật tạo hình và màu sắc.

Hơn nữa, mỗi món ăn ở Nhà hàng chay Thiện Phát còn được chăm chút khẩu vị để chiều lòng thực khách. Nêm thêm vị đậm đà béo ngậy từ cốt dừa, sữa đậu nành hay vị ngọt mát không ngấy ngán từ đậu xanh… là bí quyết khiến cho món chay tinh tế hơn. Một nét đặc sắc của Nhà hàng chay Thiện Phát là sự kết hợp của món chay và trà. Thực đơn với các loại trà khá phong phú từ trà mạn, trà cung đình đến trà hoa…khiến cho dư vị của món chay còn vương vấn mãi.

Đặc biệt trong dịp Lễ Vu Lan, khách hàng có thể thưởng thức món chay tại nhà hàng hoặc đặt mâm cỗ chay về nhà cũng được nhà hàng đáp ứng chu đáo. Ăn chay và cúng mâm cỗ chay là việc làm từ thiện, là nét văn hóa đáng được trân trọng.