Ấn tượng với hình tượng Rồng trong kiến trúc Huế xưa
(Dân trí) - Không nghiêm trang khi đứng một mình, rồng đã trở nên gần gũi và tinh nghịch hơn khi hóa thân vào các con vật khác, hay trong những hình ảnh sinh hoạt, vui chơi, thói quen của rồng.
Dạo qua các di tích Huế cuối năm trong gần 1 tuần lễ, chúng tôi đã kịp ghi lại khá nhiều hình ảnh về rồng. Ngoài những hình tượng biểu trưng mạnh mẽ, uy nghiêm của rồng, đáng ngạc nhiên, hình tượng rồng đã được các nghệ nhân xưa khắc họa trên các chi tiết của đền đài, lăng tẩm, chùa chiền trở nên sống động và có hồn.
Trên nhiều chất liệu như gốm sứ, đá, mảnh vỡ của chén bát, rồng đã hóa thân vào nhiều hình ảnh con vật khác như long mã - cá chép hóa rồng - rồng chơi với chim phượng hoàng - rồng chơi đá cầu...
Vì thế, rồng cũng trở nên gần gũi hơn và cho người xem thấy được nhiều mặt của một con vật được xem là thủ lĩnh trong nhóm 12 con giáp.
Rồng chơi với chim phượng hoàng
Mình ngựa đầu rồng
Cá chép hóa rồng
Rồng đứng cùng với chim phụng, lân, rùa trên cổng
Bộ tứ linh "Long - ly - quy - phụng" trên mái quốc tự Diệu Đế
Rồng phun nước vào bầy cá chép làm bằng sứ
hay làm băng mảnh chén vỡ
Đắp bằng xi măng
Chân rồng đang giữ quả cầu
Tùng hóa rồng
Mai hoa rồng
1 con "rồng mai" làm bằng sành sứ
2 con "long mã" đứng chầu
Rồng nhìn đuôi của mình
Rồng tinh nghịch dùng tay vờn mây
Rồng gác cửa
Những chú rồng đã rêu phong cùng thời gian
2 con rồng chơi với con lân
Rồng ngậm ngọc trong miệng
Bầy rồng đang chơi đá cầu
Đại Dương