Nguy cơ thiếu sáng tạo ở trẻ

Tưởng tượng, sáng tạo là hai yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện trí tuệ của trẻ. Nhưng phần lớn các bậc phụ huynh không biết, 80% trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ được nuôi dưỡng từ những câu trả lời hóm hỉnh, dễ hiểu của người lớn.


Câu hỏi - thước đo trí tưởng tượng và sáng tạo ở trẻ

Chắc bà mặt trời bị bệnh nên luôn ở trong nhà phải không mẹ?” - “Sao con nghĩ vậy?” - “Vì con chỉ thấy ông mặt trời mà không hề thấy bà mặt trời”. Qua cách suy luận của bé, chúng ta có thể thấy trí tưởng tượng và sáng tạo ở trẻ về mọi việc diễn ra xung quanh rất phong phú, vì thế trẻ luôn có những thắc mắc cần được giải đáp. 
 
Trong khoảng 2 tuổi, trẻ thường hỏi những vấn đề đơn giản như: “Đây là con gì?” hay “Mẹ đang làm gì thế?”. Lớn hơn một chút, câu hỏi trẻ đưa ra sẽ được nâng dần về mức độ “hóc búa”, thể hiện tư duy sâu sắc và ý tưởng bất ngờ như: “Tại sao biển màu xanh mà sóng lại màu trắng?”, “Tại sao xe máy 2 bánh không tự đứng được, con cũng chỉ có hai chân mà vẫn đứng được ?”…
 
Tích cực đưa ra những thắc mắc thể hiện óc tư duy logic, sáng tạo là dấu hiệu cần được duy trì ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển “vàng” từ 1-6 tuổi. Tuy nhiên, những khả năng này được phát huy đến mức độ nào còn tùy thuộc vào sự linh hoạt giải đáp thắc mắc của cha mẹ.
 
Nguy cơ thiếu sáng tạo ở trẻ - 1

Khuyến khích trẻ hỏi, hóm hỉnh trả lời giúp bé sáng tạo hơn.

Hóm hỉnh trả lời, phát triển sức sáng tạo

Khi trẻ hỏi: “Tại sao chỉ có ông mặt trời mà không có bà mặt trời?”, áp lực phải đưa ra câu trả lời chính xác khiến người lớn thường dùng những kiến thức khoa học khó hiểu để giải thích như: “hệ hành tinh chỉ có 1 ông mặt trời thôi, và không có mặt trời thứ 2 để gọi là bà mặt trời...”. Trẻ sẽ không thể hiểu những kiến thức phức tạp đó. Điều này dễ dàng làm trẻ chán nản, thiếu đi sự sáng tạo trong suy nghĩ, về sau trở nên lười tư duy, thắc mắc.

Do vậy, để trẻ luôn tưởng tượng và sáng tạo tốt, người lớn nên dùng những hình ảnh cụ thể, dí dỏm, hài hước để giải thích, tạo cho trẻ sự thoải mái, hứng thú khi tiếp thu kiến thức mới: “vì mỗi ngày ông mặt trời phải đi làm và sưởi ấm cho mọi người, cây cối nên con nhìn thấy, còn bà mặt trời thì phải ở nhà nấu cơm”. Cách trả lời này không chỉ thỏa mãn được thắc mắc của bé, mà còn tạo ra cơ hội giúp trẻ mở rộng kiến thức và quan trọng hơn là nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ thơ.

Có thể thấy rằng, dù trong độ tuổi vui chơi nhưng trẻ có thể làm quen với việc học qua những thắc mắc “tại sao?” hằng ngày. Nếu bố mẹ không quan tâm và không biết tận dụng cơ hội này để khuyến khích trẻ học sẽ hạn chế khả năng chủ động học hỏi của con, khiến trẻ thiếu sáng tạo trong suy nghĩ.
 
TS. Trần Thị Thu Mai
(Phó Trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục ĐHSP TPHCM)
 
 
80% trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ được nuôi dưỡng từ những câu trả lời hóm hỉnh, dễ hiểu của người lớn trước những thắc mắc của bé. Tuy nhiên, trẻ chỉ có thể tư duy với một trí não minh mẫn. Vì thế ngoài việc quan tâm trả lời những thắc mắc, bố mẹ cần bổ sung cho bé các dưỡng chất giúp tăng năng lực học hỏi có trong sữa bột Dutch Lady như Tryptophan, Tyrosine, Sphingomyeline, DHA, AA, và đặc biệt là Palatinose có trong sữa bột Dutch Lady Gold.
 
Hãy cùng chương trình “Học Cùng Bé” của nhãn hàng sữa bột Dutch Lady khám phá hàng trăm bài học, trò chơi thú vị và thông tin dinh dưỡng giá trị giúp tăng năng lực học hỏi cho trẻ trên website: http://www.hoccungbe.com/. Hoặc gửi thư chia sẻ, thắc mắc về hộp thư 537 Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, Tp. HCM. 
Nguy cơ thiếu sáng tạo ở trẻ - 2