Bé hay hỏi, học giỏi hơn
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trung bình trẻ học được 81 từ mỗi ngày trước khi lên 2 tuổi.
Từ 2 tuổi trở đi, khả năng ngôn ngữ và quan sát của trẻ phát triển mạnh mẽ, thể hiện rõ nhất qua các câu hỏi “hóc búa” như: “Tại sao ông sư lại cạo trọc đầu?”, “tại sao hoa cũng có cánh như chim nhưng không bay được?”... Theo các chuyên gia, việc hỏi nhiều là dấu hiệu tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, và giúp trẻ hình thành thói quen tư duy, sáng tạo tích cực.
Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai
(Phó Trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường ĐH Sư Phạm TPHCM):
Những câu hỏi ngộ nghĩnh như “tại sao con mèo lại thích ăn con chuột, tại sao gốc cây nào cũng là hình tròn mà không phải hình vuông”…làm người lớn phải ngạc nhiên vì tài quan sát và so sánh của con trẻ. Thế nhưng, họ ít khi nghĩ rằng trẻ đang học qua những câu hỏi ấy, bởi cứ cho rằng từ 1 đến 6 tuổi là tuổi mà trẻ chơi nhiều hơn học. Tuy nhiên, đây là nhận định chưa đúng đắn về tầm quan trọng của những câu hỏi của trẻ.
Một bé có thói quen tìm hiểu cuộc sống và hay hỏi là một bé tích cực, biết chủ động suy nghĩ. Việc đưa ra những câu hỏi như: “Mẹ ơi, tại sao trái bắp lại có râu?”, hay: “Bố ơi, tại sao không gọi là thứ 8 mà phải là chủ nhật?”… là biểu hiện của một não bộ sung sức. Bởi não phải trải qua những công đoạn quan sát - phân tích - tổng hợp - so sánh… trước khi đưa ra các thắc mắc.
Thực tế, trẻ học được rất nhiều thông qua các câu hỏi “tại sao” vì đây gần như là cách duy nhất để trẻ tìm kiếm thông tin từ giải đáp của cha mẹ và thầy cô. Trẻ hỏi vì muốn được biết nhiều hơn. Thế nên, khi được ủng hộ, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn để đưa ra “tiếng nói” của mình trước những điều gặp phải trong cuộc sống. Thói quen này lặp lại nhiều lần giúp phát triển khả năng phản xạ và quan sát của trẻ.
Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến việc hình thành và định hướng thói quen hỏi nhiều cho trẻ ngay từ bé, và đặc biệt cũng phải lưu tâm đến việc chăm sóc dinh dưỡng để giúp trẻ có một trí não khoẻ mạnh, minh mẫn thì mới đủ sức học hỏi thường xuyên được.
Bác sĩ Nguyễn Trí Hùng
Khuyến khích trẻ hỏi nhiều là một điều cần thiết. Cách giáo dục này cũng cần phải được thực hiện song song với việc cung cấp đầy đủ năng lượng cho não hoạt động. Nó tương tự như một chiếc điện thoại đa tính năng mà không có pin thì cũng chẳng làm được gì. Não không được “nạp pin” đầy đủ sẽ làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và tìm hiểu của trẻ.
Có một điều mà chúng ta ít ngờ đến là trẻ ở độ tuổi từ 1-6 tiếp nhận thông tin mỗi ngày nhiều gấp hai lần người lớn, nên não trẻ cũng cần một nguồn năng lượng gấp đôi người trưởng thành. Tuy nhiên, không phải loại dưỡng chất nào cũng có khả năng duy trì nguồn năng lượng ổn định cho não làm việc và phát triển. Hơn nữa, não trẻ lại không có khả năng dự trữ năng lượng. Vậy làm thế nào để “sạc” đủ pin cho não bộ?
Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, Palatinose là dưỡng chất có khả năng cung cấp và duy trì nguồn năng lượng bền bỉ và thường xuyên, giúp não trẻ hoạt động sung sức và liên tục. Palatinose còn có thể được tìm thấy trong sữa bột Dutch Lady Gold có công thức đặc biệt dành cho trẻ từ 1-6 tuổi.
Năng lượng cho não ảnh hưởng như thế nào đến việc trẻ hỏi nhiều – nền tảng cho sự phát triển trí não của trẻ? Nên kết hợp giáo dục và dinh dưỡng ra sao để giúp trẻ không ngừng học hỏi? Hãy chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm của bạn với chuyên mục “Mẹ ơi! Tại sao?” do báo Thanh Niên tổ chức với sự tài trợ của nhãn hàng Dutch Lady Gold – Năng lượng cho não của bé, bằng cách gửi thư về địa chỉ email: meoitaisao@dutchladygold.com.vnhoặc địa chỉ: Chương trình “Mẹ ơi! Tại sao?” Công ty Dutch Lady Việt Nam, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Các bài được đăng sẽ nhận 1 phần quà là 2 hộp sữa Dutch Lady Gold 400gr. |