80% bố mẹ thường xuyên bỏ qua câu hỏi của trẻ

“Mẹ ơi, sao nước biển mặn?”, “Cá có thở được dưới biển không mẹ?", “Cá có đi tè không mẹ?”...

Theo khảo sát trên 1.000 bà mẹ có con từ 3-6 tuổi, có đến 80% bỏ qua các thắc mắc tưởng chừng như ngây ngô của trẻ. Đa số lý do là vì bận rộn, số khác cảm thấy không tự tin khi trả lời con bởi chính họ cũng không biết lời giải đáp chính xác. Số còn lại cho rằng trẻ hỏi như vậy để “bắt bí” mình nên sẵn sàng phán ngay những câu khiến trẻ “cụt hứng”: “Con hỏi gì mà lắm thế…”.

Bỏ qua câu hỏi của trẻ - thiếu sót của các bậc phụ huynh?

Ngày xưa, ông bà ta khi thấy trẻ con hay hỏi thì quở mắng: mới bấy nhiêu tuổi mà “tọc mạch,” lớn lên ai chịu nổi. Ngày nay, do áp lực công việc và cuộc sống, bố mẹ cũng thường thờ ơ trước những câu hỏi của con trẻ, thậm chí còn quát nạt: “Sao con hỏi nhiều vậy?” hay“Mẹ đang bận”. Thái độ trên có thể vô tình làm tổn thương trẻ, khiến trẻ không dám bày tỏ ý kiến, rụt rè, tự ti và dần dần sẽ trở nên bị động trong nhiều tình huống của cuộc sống. Ngược lại, trẻ sẽ rất phấn khích đặt vấn đề trước những điều chưa hiểu, và ham thích khám phá thế giới xung quanh nếu được bố mẹ quan tâm và khuyến khích hỏi. Nếu cảm nhận tích cực này được tiếp tục phát huy, trẻ sẽ làm quen với cách học bằng quan sát thực tế qua việc tự mình đi tìm lời giải đáp, rèn luyện thói quen tư duy lôgic khi lớn lên.
 
80% bố mẹ thường xuyên bỏ qua câu hỏi của trẻ - 1
Trả lời câu hỏi của trẻ là giúp trẻ học

Giải mã hiện tượng trẻ hỏi liên tục

Khi thắc mắc, người lớn có thể dễ dàng tìm đáp án cho mình qua sách báo, internet. Trong khi đó, do kinh nghiệm sống và hiểu biết còn hạn chế nên trẻ chưa đủ kiến thức nhận biết hết những sự vật, hiện tượng từ thế giới xung quanh, vì thế trẻ thể hiện sự tò mò của mình qua việc đặt những câu hỏi cho người lớn. Trẻ bắt đầu hỏi bằng những câu đơn giản như: “Cái gì, con gì?” với những đồ vật hay con vật gần gũi với bé trong cuộc sống hàng ngày. Dần dần, khi đã quen thuộc với thế giới xung quanh, trẻ bắt đầu khiến người lớn nhức đầu với những câu hỏi khó giải thích như: “Mẹ ơi con sinh ra từ đâu?”, “Vì sao cầu vồng có 7 màu?”… Những câu trả lời không chỉ giúp trẻ thỏa mãn sự tò mò, mà trên thực tế 85% những đứa trẻ thích chủ động khám phá có bố mẹ thường xuyên quan tâm giải đáp các thắc mắc. Câu hỏi chính là thước đo cho nhu cầu bổ sung kiến thức và phát triển trí não ở trẻ. Khi trẻ hỏi là trẻ đang học, trí não đang dần hoàn thiện.

Theo các chuyên gia tâm lý và giáo dục trẻ em, những đứa trẻ hay hỏi là những trẻ năng động, khôn ngoan, và đó là một dấu hiệu của sự phát triển trí não. Lịch sử của các bậc thiên tài thế giới như Leonardo De Vinci, Newton, Edison, Einstein... hay ở nước ta như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn... đều có một tuổi thơ tò mò, hay "rắc rối lắm chuyện" về thế giới quanh mình. Hãy quan tâm trả lời và khuyến khích trẻ hỏi vì những đứa trẻ tự tin, dám nói lên suy nghĩ, thắc mắc của mình chắc chắn sẽ thành công trong tương lai.

TS Trần Thị Thu Mai
Phó Trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục trường ĐH Sư Phạm TPHCM
 

80% bố mẹ thường xuyên bỏ qua câu hỏi của trẻ - 2

85% trẻ thích chủ động học hỏi khi được bố mẹ thường xuyên quan tâm trả lời các thắc mắc. Khi trẻ hỏi tức là trẻ đang học. Do vậy, ngoài việc quan tâm, khích lệ trẻ hỏi, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ các dưỡng chất giúp tăng năng lực học hỏi có trong sữa bột Dutch Lady như: Tryptophan, Tyrosine, Spingomyeline, DHA, AA… và đặc biệt là Palatinose có trong sữa bột Dutch Lady Gold.

Hãy khám phá thế giới cùng bé qua những bài học và trò chơi sinh động về màu sắc, hình khối, chữ số... và những thông tin dinh dưỡng giá trị cho trẻ tại website: www.hoccungbe.com hoặc gởi thư chia sẻ, thắc mắc về Hộp thư 537 Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, Tp. HCM - chương trình Học Cùng Bé của nhãn hàng sữa bột Dutch Lady.