Về đất Sen hồng, ghé thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

(Dân trí) - Hiện nay, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành một quần thể công trình lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Chính ý nghĩa này và cảnh quan sông nước trong khu di tích, hàng năm thu hút 230.000 – 330.000 lượt khách đến tham quan.

Sau những lần tôn tạo, mở rộng đến nay Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành một quần thể công trình lịch sử văn hóa lưu niệm nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp và đồng bằng sông Cửu Long. Trong khuôn viên rộng hơn 9 ha, nhiều công trình quan trong mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống và tính hiện đại, như: Khu mộ cụ Phó bảng; nhà sàn Bác Hồ và ao sen; nhà trưng bày về cuộc đời của Cụ Nguyễn Sinh Sắc; mô hình làng An Hòa xưa…

Sau hai năm sống ở Cao Lãnh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bị bệnh và qua đời vào đêm 26 rạng sáng ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ nhằm ngày 26 tháng 11 năm 1929 trong niềm thương tiếc của bà con làng Hòa An -  Cao Lãnh. Nhân dân địa phương đã an táng cụ tại miếu Trời Sanh (cạnh chùa Hòa Long) – Cao Lãnh.
 
Sau khi đất nước thống nhất, ngày 22-08-1975 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp tổ chức khởi công xây dựng, tôn tạo mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc để tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với người cha thân yêu của Chủ tịch Hoà Chí Minh; ngày 13-02-1977 làm lễ khánh thành đón tiếp khách tham quan. Khu di tích Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 9 tháng 4 năm 1992.
Quan sát những công trình nơi đây không những được xây dựng rất kỳ công mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đặc biệt là khu Vòm mộ hướng về phía Đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng dấp hình bàn tay xoè úp xuống, trên là 9 con rồng cách điệu tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp cho Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Phía trước Vòm mộ là hồ sen hình ngôi sao năm cánh, giữa hồ một đài sen trắng cách điệu cao 6,5 m vươn cao, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch của cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Và chính những vườn hoa kiểng, ao cá, chiếc cầu tre, bóng dừa và hương sen hồng thoang thoảng… đã thật sự thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan Khu di tích và viếng mộ cụ Phó bảng mỗi năm.

Được biết Khu di tích mở cửa các ngày trong tuần, sáng: từ 7g30’ đến 11g30, Chiều: từ 13g30’ đến 17g00’.

Cổng chính vào khu Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Cổng chính vào khu Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Đền thờ cụ Phó bảng
Đền thờ cụ Phó bảng
Mô hình nhà sản, ao cá của Bác Hồ
Mô hình nhà sản, ao cá của Bác Hồ
Mô hình nhà sản, ao cá của Bác Hồ
Một góc làng An Hòa được phục dựng trong khu di tích cụ Phó bảng để thể hiền lòng yêu quý của người dân nơi đây đối với cụ
Những ngôi nhà Nam Bộ cũng được phục dựng trong khu di tích
Những ngôi nhà Nam Bộ cũng được phục dựng trong khu di tích

Những ngôi nhà Nam Bộ cũng được phục dựng trong khu di tích
Trước Vòm Mộ Cụ Phó bảng là ao sen, giữa ao sen là một đài sen trắng ngần, vươn cao... tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch của cụ Phó bảng
Hàng ngày có nhiều người dân địa phương và các tỉnh trên khắp đất nước đến viếng mộ cụ Phó bảng

Hàng ngày có nhiều người dân địa phương và các tỉnh trên khắp đất nước đến viếng mộ cụ Phó bảng
Hàng ngày có nhiều người dân địa phương và các tỉnh trên khắp đất nước đến viếng mộ cụ Phó bảng
Hàng ngày có nhiều người dân địa phương và các tỉnh trên khắp đất nước đến viếng mộ cụ Phó bảng
Do cảnh quan trong Khu di tích đẹp nên hàng ngày có nhiều đôi uyên ương đến đây chụp ảnh cưới
Do cảnh quan trong Khu di tích đẹp nên hàng ngày có nhiều đôi uyên ương đến đây chụp ảnh cưới



Nguyễn Hành