Toàn cảnh chùa Trung Tiết - nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử
(Dân trí) - Chùa Trung Tiết (còn gọi là chùa Tuyết) nằm ở thôn Nghĩa Hưng, xã An Sinh, thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013 cùng với quần thể Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều. Đặc biệt tại chùa còn lưu giữ cổ vật hình cổ rồng, theo các nhà nghiên cứu cổ rồng này được cho có từ chiều đại nhà Trần.
Vua Trần Nghệ Tông khi về bái yết lăng tẩm các vua Trần tại An Sinh, đến thăm chùa, tưởng nhớ hai vị trung thần, cảm kích trước tấm lòng trung hiếu, tiết nghĩa của hai vị, vua Trần Nghệ Tông đã sai Trần An trùng tu lại ngôi chùa cũ của Đặng Tảo và Lê Chung, lại cấp ruộng đất để thờ cúng và ban tên chùa là chùa Trung Tiết (Trung hiếu, Tiết nghĩa) nhằm ghi nhận tấm lòng trung hiếu tiết nghĩa của hai ông.
Với các giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, năm 2012 chùa Trung Tiết đã được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và đến nay chùa Trung Tiết cùng với các di tích khác trong khu di tích nhà Trần ở Đông Triều đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Để cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, gìn giữ các giá trị cốt lõi của Di tích trong tổng thể Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, phát huy tối đa các giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại và mai sau.
Vào ngày 10/4/2017 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 1080/QĐ-UBND phê duyệt Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích chùa Trung Tiết. Quy mô đầu tư của dự án gồm: Tôn tạo, xây mới Tam Quan, cổng phụ, Tam Bảo, nhà mẫu, đền thờ Vua và hai vị trung thần, nhà Tăng, nhà khách, nhà bếp, vệ sinh, sân vườn và hạ tầng kỹ thuật với diện tích tổng thể 2,25 ha. Lễ khánh thành chùa Trung Tiết cũng là công trình hướng tới Đại lễ tưởng niệm 710 năm Ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (01/11âm lịch năm 1308 - 2018).
Chùa Trung Tiết là nơi thờ Phật và vua Trần Anh Tông, vị vua thứ tư triều Trần cùng hai vị trung thần của Ngài là Đặng Tảo và Lê Chung.
Ngày nay chùa Trung Tiết không chỉ là nơi lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa lịch sử, một dấu ấn về sự phát triển của Phật giáo thiền phái Trúc lâm mà còn là nơi giáo dục các thế hệ sau này về đạo lý tốt đẹp của dân tộc, về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi con người trong việc thực hiện đạo lý “Tam cương ngũ thường” mà ở đây giá trị đó được thể hiện rõ nét qua hai vị trung thần.
Chùa được xây dựng theo kiến trức nội công ngoại quốc với cổng tam quan, cổng phụ, tam bảo, nhà mẫu, đền thờ vua Trần Anh Tông và hai vị trung thần, nhà tăng, nhà khách, cảnh quan sân vườn và hạ tầng kỹ thuật, cùng với một số công trình phụ trợ khác.
Việc quy hoạch các công trình được triển khai dựa trên địa hình tự nhiên, chia khu vực nội tự thành 2 cấp nền chính. Trong đó, phía trước là nền tam bảo và nền khu vực hai bên; phía sau gồm đền thờ vua và 2 vị trung thần, đền mẫu, khu phụ trợ.
Khu vực thờ vua và hai vị trung thần được tách độc lập phía hữu tam bảo tạo vẻ uy nghi bề thế. Hệ thống sân vườn, cây xanh, đường đi được quy hoạch...
Trong số các di vật thời Nguyễn còn lại, tiêu biểu nhất là tấm bia Trung Tiết tự bi ký bằng đá xanh, dựng dưới thời vua Bảo Đại.
Hiện nay tại chùa có lưu giữ cổ vật cổ rồng, theo các nhà nghiên cứu cổ rồng này được cho là từ chiều đại nhà Trần.
Ngôi chùa mới được trùng tu và đây là công trình kỷ niệm 710 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Nơi này là nơi thăm quan tâm linh của nhiều du khách trong và tỉnh Quảng Ninh.
Toàn Vũ