Thảm cảnh của dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

(Dân trí) - Thoạt nhìn có thể nhiều người sẽ lầm tưởng con sông này là một bãi rác vì rác đã phủ hầu như kín mặt sông, tạo nên một cảnh tượng khiến bất cứ ai cũng phải khiếp sợ.


Dòng sông Citarum trông như một bãi rác khổng lồ

Dòng sông Citarum trông như một bãi rác khổng lồ

Đó là thảm cảnh của con sông bẩn nhất thế giới tại Indonesia, Citarum. Tuy nhiên, điều đáng buồn thay là có tới 5 triệu người vẫn phải sinh sống ở khu vực lưu vực sông và hứng chịu mùi hôi thối quanh năm suốt tháng từ “bãi rác” khổng lồ này. Tuy nhiên, hoạt động của họ chỉ là một trong những nguyên nhân làm cho sông Citarum trở lên như vậy.

Chính chất thải độc hại từ những nhà máy công nghiệp của hơn 200 ngành nghề khác nhau, đặc biệt là từ các nhà máy dệt may, đã “giết chết” dòng sông Citarum. 

Trong khi đó, sông Citarum chảy qua những cánh đồng lúa và những thành phố lớn nhất Indonesia, giúp hỗ trợ nông nghiệp địa phương, cung cấp nước cho nhiều hộ dân và các nhà máy công nghiệp.

Khoảng 5 triệu dân vẫn đang sống ở khu vực hạ lưu sông Citaru

Khoảng 5 triệu dân vẫn đang sống ở khu vực hạ lưu sông Citarum

TTXVN dẫn số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho hay, sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng, cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng công nghiệp của đảo quốc này.

Rác đã tràn ngập nhưng người dân và các nhà máy công nghiệp vẫn tiếp tục xả rác và nước thải xuống dòng sông mà họ không ý thức được rằng họ đang hại chính mình.

Tháng 12 năm 2008, ADB đã phê duyệt một khoản vay trị giá 500 triệu đô la để làm sạch con sông này. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn là con sông "tội nghiệp" nhất thế giới.

Cảnh tượng trên dòng sông Citarum


Cảnh tượng trên dòng sông Citarum


Cảnh tượng trên dòng sông Citarum


Cảnh tượng trên dòng sông Citarum


Cảnh tượng trên dòng sông Citarum

Cảnh tượng trên dòng sông Citarum


Phương Nam
Theo Vira

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm