Phát hiện xác sư tử 28.000 năm vẫn còn nguyên vẹn

Hằng Đoàn

(Dân trí) - Mới đây, các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu về trường hợp hai xác sư tử từ thời tiền sử gần như còn nguyên vẹn được tìm thấy ở Siberia, Nga

Phát hiện xác sư tử 28.000 năm vẫn còn nguyên vẹn - 1
Nơi tìm thấy xác hai cá thể sư tử (Ảnh: Euronews).

Những người dân địa phương chuyên thu thập ngà voi Ma mút là những người phát hiện ra "kho báu" quý giá này vào năm 2017 và 2018. Hai cá thể sư tử con chỉ nằm cách nhau khoảng 15 mét gần bờ sông Semyelyakh, Nga.

Bộ lông, răng, da mô mềm và các cơ quan khác của chúng gần như không bị hư hại gì. Thậm chí, một nhà nghiên cứu còn cho biết móng vuốt của chúng còn đủ sắc để có thể làm bị thương những người không cẩn thận.

Phát hiện xác sư tử 28.000 năm vẫn còn nguyên vẹn - 2
Mẫu vật phẩm con cái - Sparta (Ảnh: Euronews).

Các nhà nghiên cứu ban đầu nghĩ rằng hai chú hổ con, được cho là đã chết khi mới 1-2 tháng tuổi, là anh em ruột vì chúng được phát hiện chỉ cách nhau vài chục bước chân. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy chúng chênh lệch nhau khoảng 15.000 năm tuổi.

Qua máy phóng xạ Cacbon, con cái - Sparta - đã được 28.000 năm tuổi trong khi cá thể đực "Boris" có thể đã hơn 43.000 tuổi. Tới nay vẫn không rõ nguyên do bởi không có dấu hiệu nào của kẻ săn mồi. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy chúng bị tổn thương hộp sọ, trật khớp xương sườn và các biến dạng khác.

Phát hiện xác sư tử 28.000 năm vẫn còn nguyên vẹn - 3

Sư tử đực Boris (Ảnh: News 1).

Love Dalen - Giáo sư Di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Di truyền học cổ ở Stockholm , Thụy Điển nói: "Dựa trên tình trạng bảo tồn của xác hai con sư tử, có thể chúng chết trong một trận lở đất, rồi rơi xuống một lớp băng vĩnh cửu. Thật tuyệt vời khi xác của cả hai cá thể đều còn nguyên vẹn, loài sư tử này đã tuyệt chủng hơn 10.000 năm".

Trong kỷ PLeistocen, Siberia là nơi trú ẩn của đa dạng các loài: voi Ma mút, sói lãnh nguyên, gấu, tê giác lông cừu, bò rừng và linh dương Saiga đi lang thang, cùng với sư tử hang động - họ hàng lớn hơn một chút của sư tử châu Phi sống ngày nay.

Để chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông, bộ lông của những con sư tử hang động phát triển dài và dày hơn, có khả năng giúp chúng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của khu vực.