Những cây cầu ngói độc đáo ở Ninh Bình

(Dân trí) - Ngoài cây cầu ngói Phát Diệm trên 100 năm tuổi, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) còn có 2 cây cầu ngói khác và trở thành địa phương có nhiều cầu ngói nhất nước ta hiện nay.


Cầu ngói Phát Diệm, được xây dựng từ năm 1902. Cầu bắc qua sông Ân, có hình cầu vồng gồm 3 nhịp (4 gian/nhịp). Cây cầu hơn 100 năm tuổi này là một trong những cầu ngói cổ nổi tiếng ở Việt Nam, cùng với cầu ngói Thanh Toàn (Huế), Chùa Cầu (Quảng Nam)... cầu ngói Phát Diệm có kiến trúc độc đáo, bên dưới là đường giao thông, bên trên là mái nhà được lợp ngói khiến cầu như một ngôi nhà ngói bắc qua sông.

Cầu ngói Phát Diệm, được xây dựng từ năm 1902. Cầu bắc qua sông Ân, có hình cầu vồng gồm 3 nhịp (4 gian/nhịp). Cây cầu hơn 100 năm tuổi này là một trong những cầu ngói cổ nổi tiếng ở Việt Nam, cùng với cầu ngói Thanh Toàn (Huế), Chùa Cầu (Quảng Nam)... cầu ngói Phát Diệm có kiến trúc độc đáo, bên dưới là đường giao thông, bên trên là mái nhà được lợp ngói khiến cầu như một ngôi nhà ngói bắc qua sông.


Các gian nhà trên cầu được bố trí rất thoáng. Cột, kèo, vì, khóa gian, dui, mè... đều được làm bằng gỗ lim. Trải qua thời gian dài, cầu ngói Phát Diệm vẫn giữ nguyên được dáng cổ xưa kia. Sau nhiều lần được tu sửa hiện thân cầu đã được thay thế các cây gỗ to lớn bằng trụ bê tông cốt thép và các xà thép tạo nên sự vững chắc. Cầu ngói Phát Diệm không chỉ là nơi đi lại của người dân mà còn là biểu tượng, điểm hẹn văn hóa của huyện miền biển Kim Sơn.

Các gian nhà trên cầu được bố trí rất thoáng. Cột, kèo, vì, khóa gian, dui, mè... đều được làm bằng gỗ lim. Trải qua thời gian dài, cầu ngói Phát Diệm vẫn giữ nguyên được dáng cổ xưa kia. Sau nhiều lần được tu sửa hiện thân cầu đã được thay thế các cây gỗ to lớn bằng trụ bê tông cốt thép và các xà thép tạo nên sự vững chắc. Cầu ngói Phát Diệm không chỉ là nơi đi lại của người dân mà còn là biểu tượng, điểm hẹn văn hóa của huyện miền biển Kim Sơn.


Hai đầu cầu ngói Phát Diệm giống hình ngôi đình làng. Để đảm bảo cho sự trường tồn của cây cầu, từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương đã cho xây bậc hai đầu cầu cấm xe cộ qua lại, cầu chỉ dành cho người đi bộ. Khách du lịch khi đến huyện Kim Sơn tham quan ngôi nhà thờ đá, không quên ghé qua tham quan cây cầu độc đáo này.

Hai đầu cầu ngói Phát Diệm giống hình ngôi đình làng. Để đảm bảo cho sự trường tồn của cây cầu, từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương đã cho xây bậc hai đầu cầu cấm xe cộ qua lại, cầu chỉ dành cho người đi bộ. Khách du lịch khi đến huyện Kim Sơn tham quan ngôi nhà thờ đá, không quên ghé qua tham quan cây cầu độc đáo này.

Cầu ngói Lưu Quang (xã Quang Thiện) được khánh thành, đưa vào sử dụng tháng 8/2015. Đây là cây cầu ngói thứ 2 bắc qua sông Ân, huyện Kim Sơn. Cầu được làm bằng bê tông cốt thép, bên trên có phần mái che lợp ngói, thiết kế gần giống với cầu ngói Phát Diệm.
Cầu ngói Lưu Quang (xã Quang Thiện) được khánh thành, đưa vào sử dụng tháng 8/2015. Đây là cây cầu ngói thứ 2 bắc qua sông Ân, huyện Kim Sơn. Cầu được làm bằng bê tông cốt thép, bên trên có phần mái che lợp ngói, thiết kế gần giống với cầu ngói Phát Diệm.
Cầu có chiều dài gần 20m, rộng 4,5m, gồm 9 gian thiết kế dành cho người đi bộ. Hai bên cầu là lan can làm bằng xi măng sơn giả gỗ, bên dưới lát gạch đỏ với không gian thoáng đãng. Khi lưu thông qua cầu, người dân có không gian ngắm cảnh đẹp hai bên bờ sông.
Cầu có chiều dài gần 20m, rộng 4,5m, gồm 9 gian thiết kế dành cho người đi bộ. Hai bên cầu là lan can làm bằng xi măng sơn giả gỗ, bên dưới lát gạch đỏ với không gian thoáng đãng. Khi lưu thông qua cầu, người dân có không gian ngắm cảnh đẹp hai bên bờ sông.
Cầu có tổng kinh phí xây dựng trên 15 tỷ đồng. Ngoài góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế, xã hội, cầu Lưu Quang còn góp phần bảo tồn giá trị truyền thống đặc thù của quê hương Kim Sơn.
Cầu có tổng kinh phí xây dựng trên 15 tỷ đồng. Ngoài góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế, xã hội, cầu Lưu Quang còn góp phần bảo tồn giá trị truyền thống đặc thù của quê hương Kim Sơn.
Cầu Hòa Bình (xã Hùng Tiến) là cây cầu ngói thứ 3 bắc qua sông Ân, huyện Kim Sơn. Cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng. Cầu có 3 nhịp, 9 gian, chiều dài hơn 20m, rộng 8m. Cầu có thiết kế giống như một ngôi chùa với mái cong vút.
Cầu Hòa Bình (xã Hùng Tiến) là cây cầu ngói thứ 3 bắc qua sông Ân, huyện Kim Sơn. Cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng. Cầu có 3 nhịp, 9 gian, chiều dài hơn 20m, rộng 8m. Cầu có thiết kế giống như một ngôi chùa với mái cong vút.
Khác với cầu ngói Phát Diệm và Lưu Quang, cầu ngói Hòa Bình có 4 mái. Tại hai khóa gian 2 đầu cầu được thiết kế thêm phần mái cong như mái chùa tạo nên sự khác lạ so với hai cây cầu trước. Trên phần mái được trang trí thêm rồng, phượng tạo nên vẻ đẹp cho cây cầu.
Khác với cầu ngói Phát Diệm và Lưu Quang, cầu ngói Hòa Bình có 4 mái. Tại hai khóa gian 2 đầu cầu được thiết kế thêm phần mái cong như mái chùa tạo nên sự khác lạ so với hai cây cầu trước. Trên phần mái được trang trí thêm rồng, phượng tạo nên vẻ đẹp cho cây cầu.
Toàn bộ thân cầu, các cột và phần mái được làm bằng bê tông cốt thép, bên trên lợp ngói mũi hài. Hai bên lan can cầu được làm bằng đá xanh trạm khắc tinh xảo. Cây cầu này không chỉ dành cho người đi bộ mà xe máy cũng có thể lưu thông qua đây.
Toàn bộ thân cầu, các cột và phần mái được làm bằng bê tông cốt thép, bên trên lợp ngói mũi hài. Hai bên lan can cầu được làm bằng đá xanh trạm khắc tinh xảo. Cây cầu này không chỉ dành cho người đi bộ mà xe máy cũng có thể lưu thông qua đây.

Thái Bá