Người Trung Quốc tạo màu cho xôi ngũ sắc như thế nào?
(Dân trí) - Xôi ngũ sắc được coi như một biểu tượng của hạnh phúc và điềm lành, tượng trưng cho mùa màng bội thu.
Giống như Việt Nam, người Trung Quốc cũng rất yêu thích món xôi ngũ sắc. Xôi được nấu lên vơi 5 màu sắc khác nhau: đen, đỏ, vàng, tím và trắng. Khi đến lễ hội quét mộ hay lễ hội Tống vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, mỗi hộ gia đình dân tộc Choang ở Nam Ninh đều nấu món này để đãi khách của mình.
Người dân tộc Choang (Trung Quốc) yêu thích món xôi ngũ sắc và coi nó như một biểu tượng của hạnh phúc và điềm lành. Khi con được một tháng tuổi hoặc khi dọn đến nhà mới, họ nấu xôi ngũ sắc mời hàng xóm.
Người Choang cũng rất thích lá phong. Họ tin rằng lá phong có thể xua đuổi tà ma và mang lại điềm lành, bình an. Vì vậy, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, người Choang sẽ cẩn thận hái một cành lá phong về dán ở cửa hoặc rắc lá dưới chân tường ngoài của ngôi nhà.
Người ta thậm chí sẽ dùng màu đỏ của lá phong để nhuộm gạo. Khi đó, những linh hồn ma quỷ sẽ không thể vào nhà của họ và cả gia đình sẽ được bình an vô sự.
Gạo ngũ sắc tượng trưng cho một vụ mùa bội thu trong năm và chủ yếu sử dụng các loại bột màu chiết xuất từ thực vật tự nhiên ví như rễ, lá, hoa của các loại cây thân thảo và lá phong được băm nhỏ để nhuộm gạo thành màu.
Để tạo ra màu đen, người ta hái lá phong và vỏ thân non, tán nhuyễn, ngâm nước rồi lọc lấy nước cốt để nhuộm đen cho gạo.
Màu vàng được tạo ra bằng cách đun sôi hà thủ ô hoặc ngâm cây dành dành đã đập dập để có nước màu vàng ngâm gạo.
Màu đỏ được tạo ra bằng cách đun sôi lá cây mần tưới (mần tưới có mùi thơm đặc biệt, có tác dụng hoạt huyết, giảm mệt mỏi, mất ngủ).
Gạo được ngâm với các màu khác nhau trong khoảng một ngày sau đó mới đêm đồ. Xôi ngũ sắc không chỉ đẹp, thơm ngon mà còn có giá trị về mặt y học.
Người Choang và người Miêu coi xôi ngũ sắc là biểu tượng của sự may mắn, năm hạt nở hoa. Là món ngon dùng để tiếp đãi khách quý đồng thời cũng là một trong những lễ vật dùng để cúng gia tiên.