Mê mẩn ngắm những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ
(Dân trí) - Nếu chỉ nhìn qua, bạn có thể nghĩ rằng đây là những bức tranh. với màu sắc sống động khiến chúng trông không giống với bất kì vẻ đẹp nào khác trên trái đất.
Nhiếp ảnh gia Thierry Bornier đã dành hai năm ở miền Nam Trung Quốc để tìm kiếm và ghi lại vẻ đẹp của các ruộng bậc thang, và có thể rất nhiều người sẽ cho rằng, các tác phẩm của anh giống tranh vẽ hơn là ảnh chụp cảnh thiên nhiên.
Ảnh của Bornier chụp chủ yếu ở tỉnh Vân Nam, nơi các thửa ruộng bậc thang ở Nguyên Dương nổi tiếng nằm ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển. Chúng uốn lượn theo sườn đồi tạo nên những hình ảnh hùng vĩ, soi bóng trời mây.
Ở một số nơi, những người nông dân đã tạo ra đến hơn 3.000 bậc thang, sử dụng hàng loạt các phức hợp kênh, mương để chuyển nước mưa và nước suối từ nơi này đến nơi khác, tưới nước cho toàn bộ cánh đồng.
"Sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên tạo ra vẻ đẹp đầy cảm hứng," Bornier nói.
Các bức ảnh trông giống được chụp từ trên không, nhưng trên thực tế Bornier chụp chúng từ mặt đất. Anh tìm ra các địa điểm thuận lợi và chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số 80-megapixel Phase One.
Giống như bất kỳ các nhiếp ảnh gia chụp ảnh phong cảnh chuyên nghiệp khác, Bornier quan tâm đến ánh nắng mặt trời, anh thường chụp vào buổi sáng hoặc chiều tối vì thế các cánh đồng lúa trong ảnh của anh luôn ướt đẫm trong màu sắc của ánh sáng.
Đôi khi, ánh sáng hòa quyện với tảo trong nước tạo nên màu sắc sinh động, sâu và kì thú. Nhiều người có thể nghĩ rằng Bornier đã chỉnh sửa ảnh qua Photoshop, nhưng anh chỉ sử dụng mây và sương mù để làm nổi bật các hình ảnh ấn tượng trên những ngọn đồi.
Những người Hà Nhì trồng trọt trên ruộng bậc thang từ 1.300 năm trước. Với lịch sử lâu đời và vẻ đẹp lộng lẫy của nó, các thửa ruộng bậc thang ở Nguyên Dương được xếp vào di sản thế giới của UNESCO.
Bạn cần phải bắt một chuyến xe bus dài, sau đó là một chặng đường đi bộ nữa để đến được đây. Nhưng những gì chờ đợi bạn đáng giá đến từng giây phút.
Đáng ngạc nhiên, Bornier là tự học mà không được đào tạo chính quy trong nhiếp ảnh. Anh xuất thân từ ngành công nghiệp thời trang, làm việc tại Lacoste và sau đó anh trở thành giám đốc tài chính của Lacoste tại Thượng Hải. Khi bắt đầu cảm thấy chán với những công việc hàng ngày của công sở, anh đặt máy tính xuống và cầm lấy một chiếc máy ảnh.
hải mất đến vài năm nhưng Bornier chưa bao giờ hối tiếc về quyết định của mình “Tôi muốn có tự do để được làm những việc liên quan đến nghệ thuật và sáng tạo”, anh chia sẻ.
T. H (Tổng hợp)