Lễ hội cầu ngư được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

(Dân trí) - Trong lễ hội cầu ngư diễn ra tại Đà Nẵng sáng 20/2 (nhằm 16 tháng Giêng âm lịch), lãnh đạo ngành văn hoá TP đã trao bằng công nhận lễ hội này là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia đến đại diện người dân làng biển.

Lễ hội cầu ngư vừa diễn ra ở Đà Nẵng sáng 20/2, nhằm 16 tháng Giêng Xuân Kỷ Hợi

Lễ hội cầu ngư là một trong những di sản văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông - vị thần biển hộ mệnh của ngư dân. 

Tổ chức lễ hội quan trọng nhất trong năm vào những ngày đầu xuân mới, người dân làng biển dâng lễ tế ngư thần, nguyện cầu một năm trời yên biển lặng, ra khơi bình an và thắng lợi, đúng câu “trời yên biển lặng, cá tôm đầy khoang”

Lễ hội cầu ngư được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia - 1

Lễ nghinh thần là nghi thức mở đầu cũng là quan trọng nhất trong lễ hội cầu ngư của người dân làng biển ở Trung Bộ và Nam Trung Bộ (ảnh: lễ nghin thần trong lễ hậu cầu ngư ở Đà Nẵng vừa diễn ra sáng 20/2)

Lễ hội cầu ngư được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia - 2

Trong lễ nghinh thần, người dân và du khách có thể thưởng thức nghệ thuật trình diễn hát bả trạo của người dân địa phương qua bài hò đưa linh Cá Ông

Lễ hội cầu ngư được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia - 3

Ý nghĩa lễ hội cầu ngư của cộng đồng cư dân làng biển Trung Bộ và Nam Trung Bộ

Lễ hội cầu ngư được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia - 4
Lễ hội cầu ngư được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia - 5

Người dân và du khách cũng có thể trải nghiệm nghệ thuật trình diễn hát tuồng, hát bội qua nghi thức lễ cầu quốc thái dân an trong lễ hội cầu ngư

 Phát biểu tại lễ trao bằng chứng nhận lễ hội cầu ngư là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia đến cư dân miền biển Đà Nẵng, ông Huỳnh Văn Hùng - Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao TP Đà Nẵng nhấn mạnh ý nghĩa của lễ hội: Lễ hội Cầu ngư không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa dân gian đặc sắc, mang tính vùng miền của ngư dân mỗi địa phương có di sản, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy sự đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội phát huy giá trị văn hóa biển Việt Nam. 

Quan trọng hơn cả, lễ hội cầu ngư chính là nguồn sử liệu, là những bằng chứng vật chất và tinh thần xác thực về chủ quyền biển đảo và kinh nghiệm ứng xử với biển đảo của các thế hệ người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó đã khẳng định cả hàng ngàn năm qua, dân tộc ta đã có tầm nhìn thoáng mở, luôn hướng và tiến ra biển, đã khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đồng thời vẫn luôn trọn vẹn khát vọng vươn khơi, bám biển, bám ngư trường để làm chủ vùng biển Đông của Tổ quốc.

Khánh Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm