Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam

(Dân trí) - Ngọn núi Putaleng cao 3049m nằm trong xã Tả Lèng thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được coi là “nóc nhà thứ hai” của Việt Nam sau Fansipan cao 3143m. Đứng hàng đầu về độ khó chinh phục do cung leo dài và địa hình núi dốc dựng đứng, Putaleng không dành cho những ai chưa từng thử sức với các cung leo khó như Fansipan hay Bạch Mộc.

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 1
Cung leo Putaleng 2 ngày 1 đêm dành cho những người có thể lực và kinh nghiệm leo núi hoặc 3 ngày 2 đêm, xuất phát từ xã Hồ Thầu và về bằng đường Tả Lèng để ngắm được hết cảnh đẹp của núi rừng cũng như có các trải nghiệm leo khác nhau.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 2
Đoàn 6 người với 5 porters địa phương, trang bị gọn nhẹ xuất phát từ bản Phô, xã Hồ Thầu, cách Sapa 55km. Thời gian lý tưởng nhất để leo Putaleng là từ tháng 9 đến cuối tháng 5 khi thời tiết mát và ít gặp mưa rừng, tránh nguy cơ gặp lũ quét.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 3
Sau khoảng 1 tiếng leo từ chân núi, không vất vả lắm, chúng tôi đến một con suối lớn tên là suối Thầu, nước trong vắt hiền hòa len lỏi giữa những tảng đá lớn nhỏ. Nhưng người dẫn đường cho biết, suối Thầu khi trời mưa sẽ ngập nước và trở nên rất hung dữ. Chúng tôi leo men theo suối Thầu lên phía thượng nguồn.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 4
Nhiều đoạn con suối gặp các tảng đá lớn tạo thành các hồ chứa nhỏ, nước trong vắt nhìn thấu đáy.

Đường lên đỉnh Pulaleng 

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 5
Chúng tôi cứ leo khoảng 30 phút lại nghỉ chân bên suối.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 6
Bữa ăn trưa trên đường “hành quân”

Chúng tôi dừng lại ăn trưa bên cạnh suối Thầu. Đồ ăn là xôi, bánh mỳ, giò chả và hoa quả do các porters chuẩn bị. Ngoài ra chúng tôi có mang theo đồ ăn nhẹ như ruốc, pate và thịt hộp.

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 7
Ngả lưng trên “giường” đá tự nhiên

Sau bữa trưa, ai nấy tìm những phiến đá bằng phẳng, tranh thủ ngả lưng, chợp mắt 15-20 phút. Tiếp theo sẽ là chặng gian nan nhất trước khi đến lán nghỉ đêm ở độ cao 2.400m.

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 8
Anh A Páo, người dân tộc Dao, dẫn chúng tôi vượt dốc.

Ba ngọn núi dốc dựng đứng không có lấy một đoạn bằng phẳng làm cho cung leo này khó hơn nhiều so với Bạch Mộc và Fansipan. Nhiều chỗ không thể đi được mà phải đu mình lên những nhánh cây rừng, có chỗ phải bò lên bằng cả bốn chi. Chỉ có vách đá, dốc đứng, cây rừng chằng chịt, chúng tôi lot vào đại ngàn sâu thắm, nơi không dành cho con người sinh sống.

Mặc dù đã được trang bị đầy đủ và có kinh nghiệm, mỗi người vẫn phải tận lực vận dụng hết sức mạnh, sự khéo léo, dẻo dai của cơ thể, và cả ý chí cũng như dựa vào đồng đội để vượt qua.

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 9
Sau 3 tiếng leo liên tục, chúng tôi đến được đỉnh núi gần lán nghỉ đêm. Từ đây đã nhìn thấy đỉnh Putaleng nhô lên cao nhất trong dãy núi xanh mờ xa xa. Không như Phan-xi-păng đã được người Pháp phát hiện ra từ lâu, Putaleng mới được khám phá cách đây không lâu bởi các phượt thủ.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 10
Phóng tầm mắt ra xung quanh thấy bạt ngàn mây núi và các cánh rừng già, nơi thiên nhiên vẫn đang được gìn giữ như từ ngàn năm về trước.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 11
Đến đây chúng tôi không phải đi lên nữa mà đi xuống để tới lán nghỉ. Di chuyển xuống dưới theo đường dốc đứng cũng rất khó khăn, không kém gì lúc đi lên. Chỗ nào không đi được, thì bò, trườn…Nhỡ bước hụt hay ngã, khiến bị bong gân, trật khớp, thì nguy cơ hiển hiện là “nằm lại rừng già”.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 12
Lán nghỉ được người dân địa phương dựng lên, nằm ở dưới thung lũng kín gió cạnh con suối lớn, là chỗ trú cho khoảng 80 người

Sau khoảng 8 tiếng leo trong đó gồm 1 tiếng nghỉ ăn trưa, vượt qua 10 km đường rừng núi, chúng tôi đến được lán nghỉ. Vượt qua được thử thách 3 ngọn núi của Putaleng, đến đây “hạnh phúc vỡ òa”.

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 13
Trong lán nghỉ đơn sơ, tận hưởng niềm vui khó tả

Trong khi đợi các anh porters chuẩn bị bữa tối, chúng tôi xuống suối tắm rửa rồi vào lán nằm nghỉ. Thời tiết ở trên núi thay đổi rất nhanh. 6h chiều trời đã tối và lạnh, gió rất mạnh, nhiệt độ vào khoảng 15 độ C trong khi dưới Hà Nội nhiệt độ báo là 27 độ C. Về đêm, nhiệt độ trên núi giảm xuống còn 12-13 độ.

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 14
Ăn tối gà luộc và gà rán, thịt lợn và canh cải và canh rau rừng chua. Sau bữa ăn, chúng tôi nhanh chóng đi ngủ để chuẩn bị cho hành trình lên đỉnh và xuống núi với tổng chiều dài 25km vào ngày hôm sau.

Đỉnh Putaleng hoang sơ, đầy lôi cuốn – không phải ai cũng có thể đặt chân đến một lần trong đời

Sáng hôm sau, đoàn chúng tôi thức dậy lúc 5h sáng. Ăn sáng xong, để lại ba lô đồ đạc ở lán, chúng tôi xuất phát lên đỉnh núi lúc 5h30

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 15
Đường từ lán lên đỉnh không dốc lắm, chúng tôi đi trong các rừng trúc và rừng hoa đỗ quyên.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 16
Tới gần đỉnh Putaleng, đứng từ trên cao, chúng tôi say sưa ngắm các trảng rừng bên dưới đang bừng sắc hoa đỗ quyên cổ thụ: hoa đỏ, vàng, hồng và tím, đua nhau khoe sắc.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 17
Niềm hạnh phúc của những người chinh phục đỉnh Putaleng

Chúng tôi lên đến đỉnh Putaleng lúc 8h30. Thời tiết khô mát, nhiệt độ ngoài trời lúc này vào khoảng 18-20 độ, cơ thể thoải mái và cảnh sắc núi rừng đẹp nhất.

Trên đỉnh Putaleng

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 18
Nhìn từ đỉnh Putaleng xuống dưới, trập trùng rừng núi, những tán hoa đỗ quyên đầy màu sắc
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 19
Thời gian leo từ đỉnh xuống lại lán nghỉ mất khoảng 1h30 phút, bằng 1 nửa thời gian so với lúc leo lên. 11h chúng tôi ăn trưa, nghỉ ngơi và 12h rời lán đi xuống bằng đường Tả Lèng.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 20
Chúng tôi dự tính với tốc độ xuống núi như buổi sáng thì tầm 4h chiều sẽ tới bìa rừng. Nhưng đường về dù không khó đi lại níu giữ chúng tôi với những khung cảnh hoang sơ mới mẻ.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 21

Chúng tôi đi xuyên qua thung lũng, dưới cánh rừng gỗ lớn với hai bên là những ngọn núi cao huyền bí.

Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 22
2h chiều, chúng tôi tới lán ở độ cao 1800m nơi các đoàn khác thường nghỉ lại qua đêm khi đi theo hành trình 3 ngày 2 đêm.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 23
Từ lán này đi xuống chúng tôi đi dọc theo con suối lớn khác, to hơn suối Thầu.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 24
Chúng tôi ra tới bìa rừng lúc 5h chiều, kết thúc hành trình chinh phục Putaleng, thật gian nan, thử thách, trở về an toàn, khỏe mạnh. Núi cao chất ngất, rừng già hoang sơ, còn bao điều kỳ bí mà chúng tôi còn chưa khám phá, nhưng chúng tôi đã có chuyến đi mỹ mãn với những trải nghiệm thiên nhiên tuyệt vời mà không phải ai cũng may mắn có được trong đời.
Kinh nghiệm chinh phục địa danh hiểm trở bậc nhất Việt Nam - 25
Tạm biệt Putaleng, chúng tôi sẽ nhớ mãi những khoảnh khắc giữa đất trời, rừng núi nguyên sơ

Lịch trình tham khảo leo Putaleng

Tự lái ôtô lên và nghỉ đêm ở Sa Pa (Lào Cai) hoặc thị trấn Tam Đường (Lai Châu). Sáng hôm sau đến Tả Lèng để gửi xe ôtô (cách Hồ Thầu 22 km) và bắt xe taxi hoặc xe ôm quay lại xuất phát từ xã Hồ Thầu (đi và về hai đường khác nhau).

Đi xe khách giường nằm từ Hà Nội lên Hồ Thầu từ tối hôm trước, sáng sớm hôm sau tới nơi và bắt đầu leo từ xã Hồ Thầu. Khi về, bắt xe ôm hoặc taxi từ Tả Lèng về thành phố Lai Châu và bắt xe khách từ Lai Châu về Hà Nội.

Thời gian đi hai ngày một đêm dành cho những người có thể lực và kinh nghiệm: Xuất phát sớm từ xã Hồ Thầu và nghỉ đêm ở điểm cao 2.400 m. Ngày hôm sau chinh phục đỉnh Putaleng từ sáng sớm để có thể xuống núi theo hướng Tả Lèng vào buổi chiều muộn.

Nếu đi ba ngày hai đêm, nghỉ đêm thứ hai ở lán ở điểm cao 1.800 m trên đường xuống theo hướng Tả Lèng.

Bài và ảnh: Đức Hùng 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm