Đà Nẵng

Hội làng "giữa phố" ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(Dân trí) - Sáng 16/4 (nhằm ngày Giỗ Tổ 10/3 âm lịch), tại Đà Nẵng, hàng ngàn người dân và du khách về dự lễ hội đình làng Hải Châu ở ngay quận trung tâm thành phố.

Lễ hội đình làng Hải Châu- Đà Nẵng

Từ đầu ngày, người dân địa phương, đặc biệt là con cháu của 42 chư phái tộc đầu tiên an cư lạc nghiệp ở đây, đã ăn vận trang phục truyền thống tươm tất thành kính về đình làng 200 tuổi giữa phố dâng lễ, tưởng nhớ tổ tiên. Với nhiều du khách đến Đà Nẵng dịp này, đây thực sự là cơ hội để tìm hiểu những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của bản địa như chị Nguyễn Hoài Anh, đến từ TP. Hồ Chí Minh chia se: “Tôi đang cùng gia đình trải qua kỳ nghỉ lễ ở Đà Nẵng, sáng nay đi trên phố tình cờ thấy có lễ hội đông vui nên tôi dẫn con gái vào xem. Rất hiếm có dịp tham gia không khí hội hè truyền thống hay như thế này, nên tôi thấy rất thú vị, rất ý nghĩa”

Hội làng "giữa phố" ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - 1
Đình làng Hải Châu tưng bừng lễ hội trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Nghi thức thả chim bồ câu cầu quốc thái dân an
Nghi thức thả chim bồ câu cầu quốc thái dân an

Hội làng "giữa phố" ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - 3
Đông đảo người dân địa phương ăn vận trang phục truyền thống về dự lễ hội
Đông đảo người dân địa phương ăn vận trang phục truyền thống về dự lễ hội

Hội làng "giữa phố" ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - 5
Dâng lễ thành kính tưởng nhớ tổ tiên đã lập nên làng
Dâng lễ thành kính tưởng nhớ tổ tiên đã lập nên làng

Các nghi thức chính lễ như lễ vọng, lễ cầu quốc thái dân an cũng được bắt đầu diễn ra từ sáng sớm. Đặc biệt, cùng với các vị cao niên trong làng, rất nhiều người trẻ ở địa phương được chọn tham gia các nghi thức chính lễ như một cách truyền trao văn hóa truyền thống.

Hội làng "giữa phố" ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - 7
Hội làng "giữa phố" ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - 8
Hội làng "giữa phố" ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - 9
Nhiều người trẻ tham gia vào các nghi thức chính lễ cùng các vị cao niên ở địa phương
Nhiều học sinh địa phương về dự lễ hội
Nhiều học sinh địa phương về dự lễ hội

Ở phần hội năm nay có nhiều cuộc thi thu hút nhiều người tham gia sôi nổi các trò chơi dân gian sôi nổi như kéo co, nhảy bao bố, hát bội. Trong đó, điểm mới của lễ hội được tổ chức thường niên này trong năm nay là tổ chức trình diễn múa rối nước trước sân đình. Các hoạt động thả hoa đăng, thi làm lồng đèn cũng hấp dẫn người dân và du khách về dự hội tham gia và thưởng lãm.

Đình làng Hải Châu được chứng nhận là di tích văn hoá - lịch sử cấp quốc gia, là nơi tưởng nhớ công ơn Thành Hoàng làng và các vị Tiền Hiền của làng từ khi theo chân vua Lê Thánh Tông vào Nam khai cơ lập nghiệp, vào khoảng cuối thế kỷ 15.

Hơn 200 năm tuổi, đình làng qua quá trình dày công giữ gìn và phục dựng một phần công trình kiến trúc bị tàn phá do chiến tranh, vẫn giữ nguyên nét xưa cổ kính với tổ hợp đình làng, nhà thờ Tiền Hiền và 42 Chư phái tộc, miếu Bà thờ Thánh mẫu thiên Y Ana. Tiền sảnh đình làng, ngay trước cổng tam quan, là hồ sen hình chữ nhật bố cục thành một toà đại bình theo thuyết phong thuỷ. Lối kiến trúc tổng thể đình làng ngày nay mang nét đặc trưng của nền văn hoá thời Nguyễn.

Đình làng hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật độc đáo và rất có giá trị, trong đó phải kể đến chuông đồng cao gần 1,5 mét, có khắc hình hai con rồng theo phong cách kiến trúc nhà Nguyễn. Ngoài ra còn có ba tấm bia đá ký bằng cẩm thạch, lập vào năm Tự Đức thứ 14 đề là “Văn bia hội tập thiện” và 6 bức hoành phi bằng gỗ sơn son thép vàng, thân được chạm khắc công phu.được làm vào các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức…

Khánh Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm