Nghệ An:

Hàng vạn người co ro trong giá rét dự ngày khai hội đền Cờn

(Dân trí) - Bất chấp giá lạnh, mưa phùn, hàng vạn người dân TX Hoàng Mai cùng du khách thập phương vẫn nô lức về dự hội đền Cờn ở phường Quỳnh Phương (TX Hoàng Mai, Nghệ An).

Đã thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của xứ Nghệ, đến hẹn lại lên, hàng năn cứ vào ngày 20 đến 21 tháng giêng, hàng vạn người dân địa phương TX Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu cùng du khách thập phương lại nô nức về dự hội đền Cờn. Mặc dù thời tiết vô cùng giá lạnh, tuy nhiên từ sáng sớm đã rất đông du khách và người dân đã có mặt để dự ngày khai hội.

Theo lịch sử truyền lại, đền Cờn tọa lạc trên dòng Mai Giang thơ mộng thuộc khối Phương Cần, phường Quỳnh Phương. Đền được xây dựng từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần và tiếp tục được trùng tu phát triển, mổ rộng với quy mô lớn trong thời nhà Lê, nhà Nguyễn. Đền Cờn thờ tứ vị thánh thánh nương linh hiển, những người đã có công phù trợ nhà vua đánh thắng quân giặc ngoại xâm nên được nhà vua cho xây dựng ngôi đền bề thế uy nghiêm đẻ thờ phụng.

Đã từ lâu đền Cờn có vị trí quan trọng trong thế giới tâm linh của người dân xứ Nghệ và du khách thập phương trên cả nước. Không những thế, nhắc đến đền Cờn, người ta còn biết đến với câu ca “Nhất Cờn, nhì Qủa, Bạch Mã, Chiêu Trưng”. Ý muốn nói đến bốn ngôi đền có vị trí trong thế giới tâm linh của người dân xứ Nghệ. Trong đó đền Cờn vẫn là ngôi đền linh thiêng bậc nhất.

Từ năm 1993 đền Cờn chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cũng từ đó đến nay đền được trùng tu tôn tạo không những về cơ sở vật chất mà còn phục dựng các phong tục, nghi lễ, trò chơi dân gian truyền thống trong ngày hội để phục vụ nhân dân và du khách thập phương.

Đặc biệt, nghi thức rước kiệu linh đình trong lễ tế từ đền trong ra đền ngoài bằng cả hai đường thủy bộ thu hút hàng vạn người tham gia vào cả đêm và ngày 21. Đoàn rước kiệu có 4 giáp, bao gồm cả nam và nữ tham gia. Kiệu và tượng thần được rước từ đền đi qua các xã Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng... rồi ra đền ngoài ở cửa biển Quỳnh Phương sau đó được rước ngược lại. Đi đến đâu đoàn rước kiệu cũng nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của người dân địa phương.

Trong ngày chính lễ, lễ hội cầu ngư - một trong những phong tục truyền thống gắn liền với đời sống chủ yếu vào biển của nhân dân vùng bãi ngang nơi được phục dựng và tổ chức nghiêm trang. Với ước mong, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân vươn khơi đánh bắt đượyc nhiều cá tôm.

Ngoài ra trong lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Đẩy gậy, đua thuyền, kéo co, bóng chuyền, cờ tướng... đặc biệt năm nay còn có thêm hội thi tiếng hót chim chào mào đầu xuân thu hút hàng ngàn người yêu chim tham gia.

Anh Nguyễn Văn Hải một người dân địa phương chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề biển đã 3 đời nay, năm nào tôi cũng chờ đền Cờn khai hội và tự tay mình được dâng lên các vị thần linh nén hương rồi mới yên tâm ra khơi. Không phải vì tôi mê tín dị đoan nhưng đền như một điểm tựa tâm linh cho mình yên tâm hơn một lần bám biển”.

Lần đầu tiên về dự ngày hội chị Phan Thị Bích ở Thanh Hóa chia sẻ: “Nghe đến sự linh thiêng của đền Cờn từ những người bạn nên dù năm nay rất bận tôi cùng gia đình cũng cố gắng sắp xếp công việc để về dự lễ. Tôi cầu cho cả gia đình có thêm sức khỏe bình yên trong cuộc sống”.

Năm nay, lễ hội đền cờn được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 19-21 tháng giêng. Dự kiến trong 3 ngày lễ chính, rất nhiều lễ hội và trò chơi dân gian sẽ thu hút hàng vạn du khách về tham dự.

Dưới đây là một số hình ảnh hàng vạn người về tham dự lễ hội đền Cờn do PV Dân trí ghi lại: 

Hàng vạn người co ro trong giá rét dự ngày khai hội đền Cờn
Bất chấp thời tiết vô cùng giá rét, hàng vạn người dân cùng du khách thập phương cũng về dự ngày khai hội đền Cờn.
 
Những bộ kiệu được sử dụng trong lễ rước đêm nay được trang hoàng lộng lẫy.
Những bộ kiệu được sử dụng trong lễ rước đêm nay được trang hoàng lộng lẫy.
 
Chú “Voi thần” cũng được chau chuốt trước lúc tham gia rước lễ.
Chú “Voi thần” cũng được chau chuốt trước lúc tham gia rước lễ.
 
Chú “Voi thần” cũng được chau chuốt trước lúc tham gia rước lễ.
Những chiếc thuyền cũng được trang hoàng lỗng lẫy bên dòng Mai Giang phục vụ du khách trong ngày lễ hội.
 
Chú “Voi thần” cũng được chau chuốt trước lúc tham gia rước lễ.
 
Chú “Voi thần” cũng được chau chuốt trước lúc tham gia rước lễ.
 
Chú “Voi thần” cũng được chau chuốt trước lúc tham gia rước lễ.
Từ sáng sớm đã rất đông người đến dâng hương trước cửa đền, và phía trong chính điện cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc với tấm lòng thành kính nhất.
 
Khu vực thi đấu các môn thể thao truyền thống thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách.
Khu vực thi đấu các môn thể thao truyền thống thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách.
 
Thi đấu bóng chuyền.
 
Thi đấu bóng chuyền.
Thi đấu bóng chuyền.
 
 
Thi đấu bóng chuyền.
Những màn thi đấu trong môn đẩy gậy vô cùng gay cấn ở cả hai nội dung dành cho nam và nữ thu hút rất đông du khách.
 
Thi đấu cờ người.
Thi đấu cờ người.
 
 
Thi đấu cờ người.
 
Thi đấu cờ người.
Hội thi tiếng hót chim chào mào đầu xuân thu hút hơn hàng trăm chú chim trên toàn tỉnh về ganh tài vô cùng gay cấn.

Nguyễn Tình - Nguyễn Duy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm