Du lịch rừng đước ngập mặn độc tôn ở phố biển Nha Trang

(Dân trí) - Đó là cánh rừng đước ngập mặn diện tích khoảng 4 hecta của ông Nguyễn Văn Hưng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thái, thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là cánh rừng đước tự nhiên duy nhất ở thành phố và được đưa vào phát triển du lịch sinh thái.


Cánh rừng đước cách trung tâm thành phố biển Nha Trang khoảng 6km về phía Tây, và có tuổi thọ từ rất lâu. Ông Nguyễn Văn Hưng là đời thứ 3 liên tục quản lý cánh rừng đước quý giá này từ đời ông nội của ông để lại. Ông Hưng cho biết, ở đây có ít nhất 17 đến 18 loài chim từ khắp mọi nơi bay đến trú ngụ và kiếm ăn vào ban đêm như: cò, vạc, sáo, cà cưỡng, trâu trẫu, cuốc…, còn hệ thực vật thì chưa có thống kê đầy đủ. Do có hệ động thực vật phong phú, cho nên nhiều cơ quan như Viện Hải dương học, trường Đại học Nha Trang, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Khánh Hòa… đã cử chuyên gia, nhà khoa học đến khảo sát, nghiên cứu khoa học.

Do cách xa trung tâm thành phố, không khí trong lành, mát mẻ lại hiếm hoi nên cánh rừng đước đã được đưa vào phát triển du lịch sinh thái, phục vụ việc tham quan của du khách khi đến Nha Trang, đặc biệt là du khách Nga, Mỹ, Canada… Khi đến đây, du khách được ngồi trên ghe hoặc đi cầu tre để quan sát các loài chim, đắm mình trong những cánh rừng đước xanh ngắt nối tiếp nhau.

Nói về khu rừng đước, ông Nguyễn Văn Hưng cho biết: “Cánh rừng đước này là của ông nội tôi để lại, từ nhỏ tôi đã lớn lên ở đây nên có một tình yêu đặc biệt với cánh rừng. Tôi yêu con chim, con cò, yêu môi trường xanh tự nhiên và đây là cánh rừng đước duy nhất ở Nha Trang nên tôi càng quyết tâm bảo vệ”.

Được biết, rừng ngập mặn ở Khánh Hòa liên tục bị suy giảm khoảng từ thập niên 90 trở lại đây do bị chặt phá để làm ao, đìa nuôi trồng thủy sản và xây dựng khu dân cư, cơ sở hạ tầng. Nếu như trước năm 1990, tỉnh có khoảng 2.500ha rừng ngập mặn thì nay chỉ còn lại khoảng 96ha.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Viện trưởng Viện Hải dương học, cần sớm rà soát, kiểm tra lại diện tích rừng ngập mặn rồi thiết lập, phân vùng để thành lập khu bảo tồn đa dạng sinh học; triển khai nhân rộng các mô hình trồng rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng, đồng thời nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho người dân. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách đầu tư cho trồng rừng ngập mặn còn hạn chế thì cần phải tạo thêm nguồn tài chính, như phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn đang được bảo tồn.

Cánh rừng đước quý giá ở thành phố biển Nha Trang.
Cánh rừng đước quý giá ở thành phố biển Nha Trang.

Ông Nguyễn Văn Hưng chỉ tay về hướng cánh rừng đước.
Ông Nguyễn Văn Hưng chỉ tay về hướng cánh rừng đước.

Ông Nguyễn Văn Hưng chỉ tay về hướng cánh rừng đước.
Ông Nguyễn Văn Hưng chỉ tay về hướng cánh rừng đước.
Cánh rừng đước đã được đưa vào phát triển du lịch sinh thái, phục vụ việc tham quan của du khách khi đến Nha Trang, đặc biệt là du khách Nga, Mỹ, Canada…

Ông Nguyễn Văn Hưng chỉ tay về hướng cánh rừng đước.
Khi đến đây, du khách được ngồi trên ghe hoặc đi cầu tre để quan sát các loài chim, đắm mình trong những cánh rừng đước xanh ngắt nối tiếp nhau. 
Việc phát triển du lịch sinh thái song song với việc gìn giữ và bảo vệ nguyên vẹn cánh rừng đước.
Việc phát triển du lịch sinh thái song song với việc gìn giữ và bảo vệ nguyên vẹn cánh rừng đước.
Việc phát triển du lịch sinh thái song song với việc gìn giữ và bảo vệ nguyên vẹn cánh rừng đước.
Ông Hưng, chủ nhân cánh rừng nói: "Tôi yêu con chim, con cò, yêu môi trường xanh tự nhiên và đây là cánh rừng đước duy nhất ở Nha Trang nên tôi càng quyết tâm bảo vệ”.

Viết Hảo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm