Dinh thự “vua Mèo” hùng vĩ dưới thung lũng Sà Phìn

(Dân trí) - Những người cao tuổi dân tộc Mông ở xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn) cho biết: Cách đây một thế kỷ trước, dòng họ Vương đã thống lĩnh toàn bộ vùng cao nguyên rộng lớn này và tự xưng Vương. Bà con dân tộc Mông thường gọi là "vua Mèo".

Để khẳng định vai trò và uy quyền của mình, "vua Mèo" Vương Chính Đức đã mất nhiều tháng trời đi khắp đó đây tìm thầy, tìm thợ về xây nhà. Cuối cùng, một thầy địa lý nổi tiếng tài giỏi đất Trung Hoa đã nhận lời, vượt núi cao, vực sâu sang Hà Giang chọn đất cho nhà Vương.

Dinh thự “vua Mèo” hùng vĩ dưới thung lũng Sà Phìn
Dinh thự “vua Mèo” hùng vĩ dưới thung lũng Sà Phìn

Sau khi đi hết núi non vùng cao nguyên rộng lớn, nghiên cứu ngày đêm, ông thầy địa lý dừng lại thung lũng Sà Phìn. Thầy địa lý khẳng định chắc như đinh đóng cột, đó chính là mảnh đất hình mai rùa, một nơi vượng khí, phong thủy tuyệt đẹp có thể giúp cả dòng tộc được hưng thịnh đời đời. Bởi theo thuyết Tứ quý của Trung Hoa thì rùa là một trong bốn con vật quý và trường tồn. Thế đất hình mai rùa tượng trưng cho sự đi lên của những người sống trên đó. Con cháu ngày càng đông vui, thành đạt và dòng họ trường tồn.

Ngay lập tức, những nghệ nhân tạc đá, xây thành có con mắt nghệ thuật và bàn tay khéo léo đến từ Vân Nam (Trung Hoa) cùng những tốp thợ người Mông giỏi nhất nườm nượp đổ về thung lũng Sà Phìn để xây nhà cho Vương Chính Đức.

Công trình được thiết kế theo kiến trúc hình chữ Vương là dinh được 
Công trình được thiết kế theo kiến trúc hình chữ Vương là dinh được 
Công trình được thiết kế theo kiến trúc hình chữ "Vương" là dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc

Dinh thự nhà Vương được xây dựng không kể ngày đêm và thi công trong vòng 8 năm mới xong, dinh “vua Mèo” được xây dựng trên một khu đất đẹp, với diện tích 1.120 m2. Toàn bộ dinh thự có hình mai rùa vững chắc cùng với những hàng cây sa mộc vươn cao tạo cho khu di tích lịch sử những nét độc đáo.

Được ví như một hòn ngọc xanh giữa lòng công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn,trải bao tháng năm lịch sử, dinh thự nhà Vương vẫn kiêu hãnh khoe vẻ đẹp mỹ lệ giữa núi rừng Tây Bắc. Trong đó, có lẽ kiến trúc độc đáo chính là điều tạo nên sức hấp dẫn đến mê hoặc của tòa dinh thự đầy bí ẩn này.

Công trình được thiết kế theo kiến trúc hình chữ "Vương" là dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc. Cả hai vòng thành đều có lỗ châu mai và những bốt canh để lính canh gác ngày đêm.

Giữa hai vòng thành là một dãy đất rộng khoảng 50 - 60 m trồng toàn trúc. Dinh có ba ngôi nhà sàn, ngôi nhà chính quay mặt ra cổng thành, hai ngôi nhà phụ song song nhau và vuông góc với ngôi nhà chính. Cả ba ngôi nhà từ cột, kèo, sàn, vách, mái đều được làm bằng gỗ quý.

Công trình được thiết kế theo kiến trúc hình chữ Vương là dinh được 
 

Nét đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa và người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn thể hiện ở những bờ rào đá. Nét độc đáo của ngôi nhà nếu quan sát kỹ sẽ cho chúng ta thấy các phiến đá nhỏ được kè chặt khít với nhau không cần chất kết dính, dày khoảng 50cm và xếp thành vòng tròn tạo thành khuôn viên riêng biệt cho dòng họ Vương.

Những đường cong, nét lượn, chạm trổ tinh xảo, những viên đá xanh, những cột gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm – dương được mô phỏng theo kiết trúc cổ Trung Hoa (đời Mãn Thanh)

Trong dinh thự các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được những bàn tay khéo léo của những người thợ thời kỳ bấy giờ chạm khắc cầu kỳ, khéo léo tượng trưng cho sự trường tồn, hưng thịnh của các dòng họ quyền quý.

Đây là sự phối hợp hài hòa đến tinh xảo giữa các nguyên liệu được chế tác ngay tại địa phương như đá xanh, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm - dương với cái nhìn tinh tế của những người thợ tài giỏi nhất thời bấy giờ.

Minh Phan
Ảnh: st