Cuộc sống của người siêu giàu ở HongKong như thế nào?
(Dân trí) - Hong Kong tập trung nhiều nhất các tỉ phú trên thế giới. Họ sống trong những lâu đài sang trọng bậc nhất và có thể chi 16 tỉ đô la mỗi năm chỉ riêng cho cá cược ngựa đua, giải trí,...
Hong Kong có sự tập trung nhiều nhất của những người siêu giàu trên thế giới. Ước tính có khoảng 93 tỉ phú đôla tài sản đang sống tại thành phố này. Nó cũng là thành phố có giá nhà đắt nhất thế giới liên tục trong 8 năm liền.
Trong khi nhiều cư dân Hong Kong đang phải vật vã với giá nhà hoặc những căn hộ tù túng thì các cư dân giàu có sống trong những lâu đài hàng triệu đôla ở các khu sang trọng như Deep Water Bay hoặc Peak, lái Porsches, bỏ nhiều triệu đô vào các trò cá ngựa, và ăn tại các nhà hàng sao Michelin.
Hong Kong là thành phố của các đại gia siêu giàu.
Thành phố 7.4 triệu người là một cảng biển chính và là trung tâm sản xuất, tài chính lớn.
Nó có sự tập trung cao nhất của nhà giàu trên thế giới, vượt mặt cả New York, Tokyo, và Paris.
Mỗi một trong số 7 cư dân của thành phố là triệu phú. Ít nhất 10,000 người đang sở hữu tài sản 30 triệu đôla.
Có khoảng 93 tỉ phú sống tại đây.
Một trong số đó là Li Ka-shing, cư dân giàu nhất Hong Kong với khối tài sản 29,3 triệu đôla. Ka-shing từng là doanh nhân có sức ảnh hưởng nhất châu Á. Ông mới thôi giữ chức chủ tịch công ty CK Hutchison Holdings vào tháng Năm 2018 ở tuổi 89.
Nhà sáng lập tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, có giá trị 36,7 tỉ đôla, đang sống ở đại lục nhưng có tin đồn rằng ông đã mua một lâu đài 191 triệu đôla ở khu sang trọng bậc nhất Hong Kong vào năm 2015.
Hong Kong cũng là nơi có thị trường nhà đất đắt nhất thế giới
Khảo sát về khả năng chi trả cho nhà ở quốc tế của Demographia đã xếp thành phố này 8 năm liên tiếp ở danh hiệu có giá nhà đắt nhất thế giới.
Trung bình, một ngôi nhà ở đây có giá 1.28 triệu đôla, số liệu trong quý một năm 2018.
Trong khi nhiều cư dân Hong Kong phải trả khoảng 500.000 đôla cho các căn hộ nano siêu nhỏ, một số người khác sống trong các ngôi nhà "quan tài" thì cuộc sống của các tỉ phú rất khác biệt.
Họ sống trong các khu nhà sang trọng
... hoặc các tòa lâu đài ở các khu gìau có như Peak – khu vực gần Victoria Peak, nơi cao nhất của bán đảo Hong Kong
Victoria Peak là địa điểm du lịch chính của Hong Kong
Nhưng chỉ một vài người sống ở Peak mới trải nghiệm được sự khác biệt thật sự của Hong Kong.
Từ trên cao, Peak nằm trong vùng xanh mướt nhìn xuống thành phố và bến cảng
Không khí ở đây mát mẻ hơn hẳn những con phố ô nhiễm bên dưới
An ninh thắt chặt ở khu vực. Các ngôi nhà nằm phía sau cổng được bảo vệ.
Peak là nơi đắt đỏ nhất ở Hong Kong. Trước năm 1947, chỉ người Anh và người châu Âu mới được sống ở đây.
Vào tháng Ba, 2018, một người đã trả đến 178,4 triệu đôla để mua một tòa lâu đài ở Peak, khiến nó thành khu vực đắt nhất châu Á.
Một ngôi nhà khác có thể sẽ phá vỡ kỉ lục này. Nó đang rao bán với giá 446 triệu đôla.
Ngôi nhà kiểu thuộc địa được xây vào năm 1991, khiêm tốn với 4 phòng ngủ và 4.5 phòng tắm.
Một lý do khiến giá nhà đất ở Peak cao là vì các ngôi nhà ở đây hầu như không xuất hiện trên thị trường nhà đất.
Những nhà giàu Hong Kong khác còn sống ở Deep Water Bay, nơi mà tạp chí Forbes từng gọi là vùng giàu có nhất của thế giới trong năm 2015.
Đây là một bán đảo xanh nơi các căn nhà đều có tầm nhìn ra đại dương.
Theo Forbes, 19 trong số những người giàu nhất, có cả tỉ phú Li Ka-shing, sống ở đây từ năm 2015 có tổng số tài sản ròng lên đến 123 tỉ đôla.
Công ty bất động quốc tế Christie có 4 danh sách ở Deep Water Bay, trong đó có tòa lâu đài 4 phòng ngủ ở 37 đường Island, giá 230,3 đôla.
Nhưng giới tinh hoa Hong Kong không chỉ ngồi trong nhà cả ngày. Thời gian rảnh rỗi, họ còn đi mua sắm tại những nơi sang nhất.
Landmark là trung tâm mua sắm hạng nhất ở Central, quận tài chính Hong Kong. Nơi đây có nhà hàng sao Michelin, cửa hàng của Louis Vuitton, và các showroom như Harvey Nichols và Tiffany.
Đường Canton, trung tâm mua sắm sang trọng khác, thường được so sánh với Fifth Avenue của thành phố New York.Tsim Sha Tsui của đường Canton là điểm đến yêu thích của những con nghiện mua sắm của Hong Kong.
Nơi đây đầy các khu mua sắm cao cấp, từ Gucci, Marc Jacobs đến Chanel và Dior.
Ở châu Á, Hong Kong chỉ đứng sau Thượng Hải về hàng hóa và trang sức sang trọng theo báo cáo thường niên châu Á của Ngân hàng Julius Baer & Co về thói quen tiêu dùng của giới giàu châu Á.
Rất nhiều người giàu ở Hong Kong, các chính trị gia, ngôi sao màn bạc đều thích đến nhà hàng Cantonese.
Fook Lam Moon là một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất Hong Kong, nổi tiếng về chất lượng dịch vụ và đồ ăn. Một bữa ăn tối cho 12 người có thể chi phí đến 4.000 đôla.
Bạn có thể dễ dàng va vào một tỉ phú tại một trong 82 nhà hàng sao Michelin, như Sushi Khikon. Một bữa tối 6 món khai vị, 10 miếng sushi, 1 bát và tráng miệng ở đây có giá 450 đôla.
... or Caprice, một nhà hàng Pháp ở Four Seasons Hong Kong, mà Michelin gọi là "một trong những nhà hàng thanh lịch nhất Hong Kong" với "tầm nhìn ấn tượng ra vịnh".
Trong một thành phố đầy các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, thì xe hơi là thứ phản ánh đẳng cấp, theo thời báo South China Morning. Giới siêu giàu của Hong Kong sở hữu những xế hộp siêu sang như Porsches, Lamborghinis, và Ferraris.
"Các khách hàng ở Hong Kong theo đuổi phong cách cá nhân, tạo ra những chiếc xe đặt hàng riêng đại diện cho sở thích và tham vọng đặc trưng của họ", Elaine Fong, quản lý quan hệ công chúng và marketing của Ferrari Hong Kong nhận xét
Khi nói về cuộc sống về đêm, một số người giàu Hong Kong thích nhâm nhi một ly đồ uống tại khách sạn 5 sao InterContinental. Từ đây có thể nhìn rộng ra cảng Victoria.
Một điểm nóng khác mà giới doanh nhân hay tụ tập là Ozone, một quán bar nằm trên tầng trên cùng của khách sạn Ritz Carlton – khách sạn cao nhất thế giới. Ozone là "một trong những trải nghiệm độc đáo trong đời, vì thế hãy mặc đẹp vào, mang theo ví, và tận hưởng".
Một cốc cocktail thường có giá khoảng 25 đôla, nhưng giới giàu Hong Kong sẽ sẵn sàng chi 850 đôla cho một chai Dom Pérignon Rosé hoặc 58 đôla cho một ly whisky Singleton 21 năm tuổi.
Một nhóm khác là thành viên của các câu lạc bộ riêng, như Aberdeen Marina Club. Câu lạc bộ này chỉ gửi lời mời cho các thành viên. Nó có dịch vụ bảo dưỡng tàu du lịch, và các dịch vụ khác như sân bóng bàn, blowling, bể bơi và các nhà hàng.
Nó cũng là nơi tổ chức đám cưới được yêu thích, theo Instagram.
Một số giới nhà giàu khác thích tiêu tốn số tiền lớn vào các cuộc đua ngựa ở trường đua Happy Valley Racecourse.
Theo Bloomberg, "đua ngựa giống như một tín ngưỡng ở Hong Kong, người chơi đánh cược vào đây nhiều hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới."
Trong những mùa 2017 – 2018, đua ngựa của Hong Kong tăng trưởng 15,8 tỉ đôla trong cá cược.
Giới siêu giàu Châu Á được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới trong 4 năm tới, Hong Kong vẫn luôn là thiên đường cho sự giàu có điên khùng trong tương lai.
Hữu Nguyên
Theo Insider