Chi chục nghìn tỷ đồng xây Tử Cấm Thành "nhái", huyện nghèo "méo mặt" vì vắng khách

(Dân trí) - Trái ngược với công trình hoành tráng được xây với con số gần chục nghìn tỷ đồng, một huyện nghèo ở Trung Quốc đang lo sốt vó vì vắng du khách tới thăm.

Mạnh tay chi gần chục nghìn tỷ đồng xây Tử Cấm Thành "nhái", huyện nghèo "méo mặt" vì vắng khách

Công trình Tử Cấm Thành "nhái" vừa được khai trương mở cửa đón khách ở phía nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, với kỳ vọng sẽ trở thành điểm du lịch hút khách, thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Chi chục nghìn tỷ đồng xây Tử Cấm Thành nhái, huyện nghèo méo mặt vì vắng khách - 1

Đầu tư gần chục nghìn tỷ đồng nhưng Tử Cấm Thành "nhái" lại vắng như "chùa Bà Đanh" không có khách du lịch

Được biết, công trình có tổng chi phí xây dựng lên tới 2227 tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 316 triệu USD), tọa lạc tại khu vực miền núi Độc Sơn của Quý Châu. Đây cũng là một trong những địa phương nghèo nhất của Trung Quốc.

Chi chục nghìn tỷ đồng xây Tử Cấm Thành nhái, huyện nghèo méo mặt vì vắng khách - 2

Tử Cấm Thành "xịn" nằm ở thủ đô Bắc Kinh

Việc xây dựng tốn kém nhưng hiệu quả mang lại trái ngược. Từ ngày khai trương từ đầu tháng 12 tới nay, công trình rơi vào tình trạng vắng vẻ không có khách tham quan. Hiện công trình bạc tỷ đang gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc.

Khám phá Tử Cấm Thành

Ngược lại, Tử Cấm Thành "xịn" nằm ở thủ đô Bắc Kinh. Công trình nổi tiếng này thu hút hàng triệu khách tham quan mỗi năm bởi sự lộng lẫy, quy mô ấn tượng, còn lưu giữ nhiều huyền thoại, bí mật và cả những sự thật thú vị ít người biết tới.

Chi chục nghìn tỷ đồng xây Tử Cấm Thành nhái, huyện nghèo méo mặt vì vắng khách - 3

Công trình là biểu tượng về quyền lực của Hoàng đế và các triều đại phong kiến Trung Quốc

Đây là nơi ở của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Có thể nói, tòa thành này là biểu tượng về quyền lực của Hoàng đế và các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Tử Cấm Thành nằm trên tổng diện tích 720,000 m2, gồm 800 cung và 9999 phòng. Công trình xây dựng trong suốt 14 năm liền, từ 1406 đến 1420. Năm 1987, UNESCO đã xếp nơi này vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và công nhận là Di sản Thế giới.

Hoàng Hà

Theo Shanghaiist/ News