Bí ẩn về những nền văn minh cổ đại bị bỏ hoang nổi tiếng thế giới
(Dân trí) - Những câu chuyện hấp dẫn đằng sau hơn 90 nền văn minh bị bỏ hoang của thế giới được kể lại trong cuốn sách của tác giả Kieron Connolly. Trong bài báo này, bạn sẽ được tiếp cận một phần những hình ảnh tuyệt đẹp và các bí mật thú vị của một số kiệt tác kiến trúc trong thế giới cổ đại.
1. Từ thế kỉ thứ 9 đến thứ 13, Bagan là thủ đô của kinh đô Pagan mà nay là Myanmar. Trong thời kì đỉnh cao, hơn 10.000 đền, chùa và các tu viện đã được xây dựng. Đạo Phật là tôn giáo thống trị, nhưng Ấn độ giáo và các truyền thống địa phương khác vẫn được duy trì. Cuộc xâm lược của Mông Cổ vào cuối thế kỉ thứ 13 đã dẫn tới sự sụp đổ của vương triều Pagan. Bagan vẫn còn đó, nhưng hiện nay chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng.
2. Các vòng tròn, vòng cung đá lớn Callanish I trên đảo Lewis ở Scoland được dựng lên vào giữa c. 2900 và 2600 trước công nguyên. Một khối đá bao quanh bởi vòng tròn đá và 5 hàng cột đá thẳng đứng dường như vẫn được sử dụng cho đến khoảng những năm 1500 – 1000 trước công nguyên. Vào thời gian sau, một ngôi mộ đã được xây dựng thêm, tuy nhiên, lý do ra đời của chúng vẫn chưa được xác định rõ ràng.
3. Ngôi mộ đá Lycian nằm ở thị trấn Myra, Thổ Nhĩ Kì có màu sơn nguyên gốc là đỏ tươi, vàng, xanh và tím. Chúng có tuổi đời từ khoảng thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, khi Lycia là một phần của đế quốc Macedonia. Một phần lớn của Myra bị biến mất sau trận lụt lớn về phía sông Myros, nhưng thành cổ, nhà hát và các phòng tắm của nó đã được khai quật lại.
4. Các vòng xoáy tròn ở Moray, Cuzco, Peru được làm bằng đá và đất nén. Vùng trũng lớn nhất có độ sâu 30 mét, và giống như các địa điểm khác của Inca, nó có một hệ thống thủy lợi. Các nhà khảo cổ không biết mục đích và ý nghĩa các nghi lễ của những vòng xoáy này.
5. Pháo đài Masada ở Israel từng là một đồn trú La Mã cho đến khi nó được những người Sicarii, một giáo phái tôn giáo Do Thái, giành lại trong cuộc nổi dậy vĩ đại vào năm 66 sau công nguyên. Sáu năm sau, quân đội La Mã bao vây pháo đài và xây dựng một đoạn đường nối đến nó trong suốt 3 tháng để đánh chiếm lại. Chỉ có duy nhất nghiên cứu của nhà sử học Flavius Josephus ghi lại rằng, người La Mã đã tìm thấy 960 cư dân của Masada, ngoại trừ 2 phụ nữ trốn trong một bể chứa, đã tự sát hàng loạt thay vì ra đầu hàng.
6. Được khắc trên đá bazan trên sông Waghur ở Ấn Độ, hang động Ajanta bao gồm các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ bằng đá Phật giáo có từ hai giai đoạn rất riêng biệt: đầu tiên là vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, thứ hai là từ năm 460 đến năm 480 sau Công nguyên. Qua nhiều thế kỷ, 29 hang động rơi vào tình trạng không còn lối vào hoặc lối vào bị rừng che khuất. Chỉ đế khi chính quyền thuộc địa Anh để ý đến, chúng bắt đầu được khám phá vào đầu thế kỷ 19. Một phòng thờ, 26 hang, được đào vào cuối thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, trong giai đoạn thứ hai, tại Ajanta. Ở trung tâm của nó là một bảo tháp bằng đá với tượng Phật ngồi. Các tác phẩm nghệ thuật khác trong hang bao gồm tượng Phật nằm và các cảnh mô tả cuộc đời của Ngài.
7. Lịch sử của Sigiriya không rõ ràng nhưng nhiều người kể rằng: vào năm 477 sau Công Nguyên, Kasyapa, con trai bất hợp pháp của vua Dhatusena, đã tổ chức một cuộc đảo chính, giết cha mình và chiếm lấy ngai vàng từ anh trai Moggallana. Kasyapa đã di chuyển thủ đô của Sri Lanka từ Anuradhapura đến Sigiriya, xây dựng pháo đài cung điện trên tảng đá granit cao 180 mét. Ngày nay chỉ có chân của Cổng sư tử - bị cắt ra khỏi tảng đá - vẫn còn, nhưng ở phía trên nó đã từng là một tác phẩm điêu khắc đầu sư tử. Sigiriya có hơn 100 ao trong khuôn viên cung điện và trong khu đất ở thung lũng bên dưới. Các bức tường bao quanh cung điện có hình vẽ của hơn 500 phụ nữ. Sau khi chạy trốn sang Ấn Độ, Moggallana đã trở về và đánh bại em trai Kasyapa trong trận chiến năm 495 sau Công Nguyên. Kasyapa đã tự sát. Khi Moggallana di chuyển thủ đô trở lại Anuradhapura, Sigiriya vẫn đóng vai trò như một tu viện Phật giáo cho đến thế kỷ 14
8. Các tác phẩm điêu khắc khắc vào đá vôi tại Naqsh-E Rajab ở Iran có từ thời Đế chế Sasanian đầu tiên trong thế kỷ thứ ba. Nó kỷ niệm chiến thắng Shapur I vào năm 244 sau Công nguyên chống lại người La Mã. Tác phẩm ghi lại hình ảnh Shapur trên lưng ngựa, tiếp theo là con trai và những nhà quý tộc của mình
9. Trong một diện tích gần 500km2, có đến 300 hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, lớn nhất trong số đó là một chú bồ nông dài 285 mét. Phần lớn các bản vẽ có dạng hình học, chẳng hạn như hình tam giác và hình xoắn ốc. Khoảng 90 hình mô tả thế giới tự nhiên, từ thực vật, hoa và cây đến các loài động vật, bao gồm một người đàn ông, một con khỉ, một con chó, một con cá voi và chim
10. Nền văn minh của Đảo Phục Sinh đã không hoàn toàn sụp đổ, nhưng khi người châu Âu lần đầu tiên đến đây vào năm 1722, họ đã giới thiệu nó với thế giới như một bí ẩn. Họ tìm thấy 887 bức tượng đá hùng vĩ - hầu như tất cả đều bị lật ngược. Đây từng là nơi ở của người Polynesia trong khoảng thời gian giữa năm 700 và 1.000 AD, người ta cho rằng dân số Đảo Phục Sinh đã đạt đỉnh điểm là khoảng 15.000 người vào đầu thế kỷ 17, trước khi con số này nhanh chóng giảm xuống dưới 3.000 do suy thoái môi trường. Vào thế kỷ 18, hòn đảo từng là rừng không còn có bất kỳ cây cao và đất nào để trồng chúng. Thiếu cây đồng nghĩa với việc không có nơi làm tổ cho các loài chim của hòn đảo. Phá rừng có nghĩa là không có gỗ đủ gỗ để đóng thuyền đánh cá, còn xói mòn khiến cho đất trồng kém hơn. Cả động vật và thực vật đều chết do sự xuất hiện không mong muốn của chuột nhắt.
11. Tự nhiên được bảo vệ trong một hẻm núi Petra, ở Jordan, nằm ở ngã tư tuyến đường ô tô trong sa mạc. Bất chấp khí hậu khắc nghiệt, người Nabatean – những người định cư ở đây vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên – vẫn khéo léo xoay xở để có đủ nước suối và nước mưa duy trì sự sống. Trong thời kì đỉnh cao, dân số ở đây lên đến 30.000 người. Rome đã biến Petra trở thành thuộc địa vào thế kỷ thứ nhất nhất. Vào thế kỷ sau, các tuyến thương mại hàng hải mới được thành lập, Palmyra ở Syria nổi lên như một trung tâm thương mại trên con đường tơ lụa, Petra nhanh chóng bị lụi tàn. Điều này đã trở nên trầm trọng hơn vào năm 363 sau Công Nguyên khi một trận động đất phá hủy nhiều tòa nhà của thành phố, cùng với hệ thống ống dẫn nước.
12. Trên một diện tích 1040km2, Angkor Wat là tượng đài tôn giáo lớn nhất thế giới ở Campuchia. Được vua Khmer Suryavarman II xây dựng trong nửa đầu của thế kỷ 12, ngôi đền ban đầu được dành riêng cho thần Hindu Vishnu, nhưng vào cuối thế kỷ này đã được sửa sang lại để thờ phượng Phật giáo. Angkor được xây dựng với một mạng lưới kênh rạch phức tạp nhằm thu thập, lưu trữ nước, đóng vai trò kênh nước mưa cho sản xuất lúa gạo. Một giả thuyết về sự lụi tàn của thành phố là nạn phá rừng khiến đất bị xói mòn khi mưa lớn, dẫn đến sự lún sâu của các kênh rạch
Hữu Nguyên
Theo Dailymail