Về miền Tây ăn ẩm thực thòi lòi

(Dân trí) - Nướng thịt thòi lòi cần dở đều tay, khi da thòi lòi vừa ửng vàng, bốc lên mùi thơm phức cũng là lúc sắp chín, chỉ cần bôi lên một lớp muối ớt hoặc mỡ hành để tăng thêm mùi vị là đã có một món ăn ngọt tuyệt trong ngày đông giá lạnh.

Trông bề ngoài có vẻ gớm ghiếc nhưng thịt thòi lòi rất mềm và thơm ngon. Đặc biệt là thịt cá sau khi chế biến, để nguội vẫn không có mùi tanh.

Chỉ mấy năm trước, các thòi lòi là món ăn của người dân nghèo vùng biển. Họ làm cá, bỏ da, dùng dao khứa những lá nhỏ trên lưng cá rồi ướp nước mắm, tiêu ớt, kho ba lửa cho đến khi cá ửng màu hổ phách. Lúc ấy, nhìn nồi cá kho mà ứa nước miếng… Khi cắn miếng cá, những vị bùi, ngọt thơm cứ tranh nhau lấn ná trong vòm miệng, làm người ăn cứ xuýt xoa.

Có thể nướng vỉ hoặc xỏ lụi kiểu cá lóc nướng trui
Có thể nướng vỉ hoặc xỏ lụi kiểu cá lóc nướng trui

Món cá kho tiêu này thường được ưu ái dành cho chị em phụ nữ đang ở cữ. Bới thòi lòi nhiều thịt nạc, lại rẻ hơn cá bống đồng.

Với dân Nam Bộ, trong mâm cỗ cúng thần nông, sau mùa gặt, bên cạnh con cua, con cá lóc nướng trui, không ít bà nội chợ đảm đang vùng này còn bày thêm món thòi lòi kho tiêu.

Nay khi cuộc sống đầy đủ, người ta không chỉ lo ăn đủ bữa mà còn nghĩ tới việc ăn ngon…và thòi lòi càng thêm danh giá. Thòi lòi vào tận các nhà hàng sang trọng được chế biến ra làm nhiều món. Như món cháo tiều, chiên hoặc nướng một nắng hấp cách thuỷ, cuốn bánh tráng rau sống, canh chua và thòi lòi nướng.

Có thể nướng vỉ hoặc xỏ lụi kiểu cá lóc nướng trui. Khi da thòi lòi vừa ửng vàng, bốc lên mùi thơm phức cũng là lúc sắp chín, chỉ cần bôi lên một lớp muối ớt hoặc mỡ hành để tăng thêm mùi vị. Với món thòi lòi nướng, nước chấm phải được chuẩn bị chu đáo và tinh tế. Có thể là nước mắm chua cay, mặn ngọt, nhưng trội hơn hết là nước mắm me thật cay, vừa ăn vừa hít hà. Muốn “bắt” nữa, có thể ăn chung với bún hoặc cuốn bánh tráng kèm rau tươi.

Có thể nướng vỉ hoặc xỏ lụi kiểu cá lóc nướng trui

Món cá thòi lòi xiên que tre nướng trui, chấm với muối ớt chanh đúng điệu “cây nhà lá vườn”. Vốn là loại hiếu động nên thịt cá thòi lòi không mỡ, người dân quê thường phết thêm bên ngoài chút mỡ nước để nướng cho khỏi cháy. Nướng cá trên lửa than ủ đượm hồng, trở đều tay, chỉ một loáng là mùi thơm của cá lan tỏa trong không gian khiến ai cũng thấy thòm thèm.

Loại cá vừa sống dưới nước vừa thở trên cạn này không câu được, không đào hang bắt được vì hang sâu, bùn sình dễ mất dấu. Cách duy nhất là đặt bẫy. Bẫy thòi lòi là một ống lưới dài 60cm, đường kính độ 40cm, úp ngay miệng hang. Khi chui ra khỏi hang, cá gặp phải lưới, càng vùng vẫy chui sâu vào lưới càng mắc kẹt, đến khi quay đầu lại thì vô tình cuộn tròn mình trong ống lưới. Người đi bắt chỉ việc nhấc lưới mang về. Giống thòi lòi khi gặp người rất dạn, đứng nhìn thao láo.

Cá thòi lòi khá hiếu chiến, cứ nhốt chung là cắn nhau tơi tả đến khi có kẻ chết mới thôi. Thịt cá thòi lòi chỉ dai, ngon khi được chế biến lúc còn sống. Nếu cá chết thì vị thịt nhạt, bở. Vì vậy, thợ đặt bẫy thường dùng đâm mù mắt thòi lòi để khi bỏ vào xô đựng, chúng không còn cắn nhau.

Minh Phan (tổng hợp)