Yakuza - Nghệ thuật xăm toàn thân ở Nhật Bản
(Dân trí) - Hình xăm bắt đầu xuất hiện trên xứ Phù Tang cách đây hàng trăm năm, khi các “shogun” (tướng lĩnh) muốn dùng dấu vết vĩnh cửu để phân biệt tội phạm với dân lành. Với quá khứ không trong sạch, những kẻ “bị đánh dấu” thường bị xã hội ruồng rẫy, họ bèn liên kết với nhau, lập thành băng đảng tội phạm với tên gọi “Yakuza”.
Một phần vì lý do đó mà đến tận ngày nay, hình xăm vẫn bị coi là biểu tượng của tội phạm, của những thế lực đen tối chống lại chính quyền.
Khó khăn lắm chúng mới được số ít người công nhận là những kiệt tác tuyệt đẹp được khắc họa trên chất liệu sống: da người.
Các phần tử thuộc Yakuza phần lớn là đàn ông. Phụ nữ hiếm khi xuất hiện, nếu có thì chỉ được phép dưới danh nghĩa vợ, thê thiếp hoặc nhân tình của các nhân vật có “máu mặt” trong băng đảng. Và tất nhiên, những cô ả này đều buộc phải chấp nhận xăm mình.
Hình xăm trên cơ thể người phụ nữ thể hiện sự trung thành, thuần phục đối với một thành viên Yazuka nào đó, hoặc đơn giản là dấu hiệu đồng minh với băng đảng liên quan.
Một trong những “mặt hoa da phấn” đình đám nhất (được cho là) có quan hệ mật thiết với Yazuka là Shoko Tendo - tác giả cuốn tiểu thuyết ăn khách “Ký ức của một ái nữ gangster”.
Bản thân Tendo cũng là tín đồ xuất sắc của nghệ thuật Yazuka: phần da thịt khắp cơ thể cô (trừ mặt) phủ kín những hình chạm trổ đầy màu sắc theo đúng môtip truyền thống: của chạm trổ d()ghệ thuật Yazukaung thành, thuần phục đối với một thành viên Yazuka nào đó, hoặc đơn giản là dấurồng, phượng và một gái điếm cao cấp thời Trung cổ cắn chặt dao trên khóe miệng.
Ngày nay, xã hội Nhật đang dần xóa đi những định kiến khắt khe về hình xăm và nghệ thuật xăm mình. Giới trẻ ngày càng tỏ ra yêu thích những họa tiết khắc trên da thịt như một đam mê thuần túy chứ không có bất cứ quan hệ nào với các băng đảng Yazuka.
Mặc dù vậy, một số nhà tắm và những suối nước nóng công cộng vẫn đặc biệt treo biển cấm người xăm mình. Tuy nhiên, đôi lúc vẫn có kẻ “lọt khe”.
Thùy Vân
Theo Inventor Spot